Trồng Nấm Sò Có Hiệu Quả Kinh Tế

Trong 3 tháng qua, Trạm Khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) tổ chức trình diễn sản xuất nấm sò tại 2 điểm ở xã Trường Hòa và Trường Tây.
Nhằm chuyển giao mô hình làm kinh tế có hiệu quả cho nông dân áp dụng, trong 3 tháng qua, Trạm Khuyến nông huyện Hoà Thành tổ chức trình diễn sản xuất nấm sò (Bào Ngư) tại 2 điểm ở xã Trường Hòa và Trường Tây.
Ông Hồ Bảo Nhất, ngụ ấp Trường Thọ, xã Trường Hòa, người trực tiếp thực hiện cho biết: được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ 500 bịch phôi giống, ông tận dụng mái che sẵn có, dùng kẽm giăng thành hàng vuông góc rồi treo bịch phôi nấm bằng dây nilon theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trạm, sau đó dùng bạt phủ kín.
Sau 10 ngày tiến hành rạch bịch phôi và chăm sóc, tưới nước đều, có nhiệt kế theo dõi nhằm giữ độ ẩm cho nấm phát triển.
Hơn nửa tháng sau, bịch phôi giống bắt đầu ra nấm và cho thu hoạch thường xuyên, mỗi ngày trung bình khoảng 4-5 kg nấm, cao điểm có khi thu hoạch đến 25 kg nấm/ngày.
Sau 2 tháng thu hoạch, tổng sản lượng nấm thu được là 278kg, bán với giá bình quân 20.000 đồng/kg, ông Nhất thu về được 5 triệu 560 ngàn đồng, trừ chi phí ban đầu trên 2 triệu ông còn lãi khoảng 3,5 triệu đồng.
Ông Nhất cho biết, đây là mô hình mang lại kinh tế cho gia đình, có thu nhập hàng ngày, chi phí đầu tư ít, dễ làm, dễ chăm sóc, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình và thích hợp với quy mô sản xuất nông hộ.
Trong thời gian học tập, ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cho 70 nông dân trong và ngoài mô hình, Trạm khuyến nông huyện còn đưa bà con đi tham quan học tập kinh nghiệm thực tế tại một số trang trại trồng nấm với số lượng lớn trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.

Tính đến thời điểm này, người dân huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xuống giống hơn 196ha sen, giảm gần 40ha so với cùng kỳ. Diện tích trồng sen tập trung ở các xã, như: Thới Hưng (150ha), Đông Hiệp (28ha), Trung Thạnh (9ha)… Năm nay mực nước trên đồng thấp, nông dân thu hoạch lúa hè thu sớm tập trung xuống giống lúa thu đông. Đồng thời, giá sen cũng thường xuyên biến động nên nhiều nông dân cũng ngán ngại đầu tư.

Từ một giống “trồng chơi ăn thật”, cây mè bỗng trở thành nỗi ám ảnh đối với người nông dân ở các huyện Đông Nam, tỉnh Gia Lai khi cùng một lúc bị thiệt hại kép: mất mùa, rớt giá.

Chỉ giữ được giá cao trong thời gian đầu vụ, hiện nay trái thanh long chính vụ của tỉnh Bình Thuận đang bị rớt giá thảm hại.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mưa lớn đã ngớt, một số khu vực không còn bị ngập úng. Người dân ở khu vực ngập úng nói chung, huyện Lục Ngạn - Vùng cây ăn quả của tỉnh nói riêng đang tích cực khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Tuy nhiên, do nước rút chậm, gây khó khăn cho người dân.