Trồng Nấm Rơm Trên Bông Thải Thay Thế Rơm Rạ Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)

Anh Phan Văn Thảo ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm mô hình nấm rơm trên bông thải. Bước đầu cho thấy sự khả quan, có thể mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.
Phần lớn hiện nay, nhiều nông dân trong tỉnh đã quen với việc trồng nấm rơm trên rơm rạ. Còn cách trồng nấm rơm trên bông thải thì khá mới mẻ. Sau 10 ngày tham quan và học hỏi mô hình trồng nấm rơm trên bông thải ở TP. Hồ Chí Minh, anh Thảo đang trồng nấm rơm trên diện tích gần 100 m2 với 300 kg bông thải. Theo anh Thảo, sản xuất nấm từ nguyên liệu bông thải ít tốn công hơn so với việc sản xuất từ nguyên liệu rơm rạ và quan trọng là năng suất nấm đạt cao hơn. Trung bình mỗi kg bông nguyên liệu thu hoạch được từ 6 - 7 lạng nấm (cao hơn 2 - 3 lạng so với nguyên liệu rơm rạ).
Giá nấm rơm hiện nay dao động từ 50 - 60 ngàn đồng/kg. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở các chợ là rất lớn. Đây là nghề có thể làm những lúc rãnh rỗi, mặc dù vậy, để thành công trong nghề trồng nấm rơm, bà con phải hết sức tỉ mỉ trong từng công đoạn. Sau khi mua bông thải và giống nấm từ TP. Hồ Chí Minh, anh tiếp tục làm sạch đất trước khi xuống giống bằng cách dùng vôi khử trùng. Lúc xuống giống nấm, cần rải phân đạm urê, kali lên bông thải để tăng chất dinh dưỡng. Khoảng 9 đến 10 ngày sau khi xuống giống, nấm rơm sẽ nảy mầm. Lúc này người làm cần phải chú ý điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp để nấm phát triển nhanh.
Để thuận lợi cho việc kiểm tra nhiệt độ, anh Thảo đã trang bị cho mình một chiếc đồng hồ đo độ ẩm. Anh cho biết, độ ẩm hợp lý để xuống giống là 45 - 65 độ C. Khi nấm đã nảy mầm, độ ẩm phù hợp là 32 - 35 độ C. Bình thường sau 7 ngày nuôi ủ, tơ nấm đã phủ gần như khắp bề mặt mô nấm. Chuẩn bị cho giai đoạn tưới đón nấm. Hai ngày sau khi tưới, nấm bắt đầu kết nụ. Lúc này cần giữ ẩm cho tốt và không để nhiệt độ lên cao ảnh hưởng đến sự phát triển của nụ nấm.
Cách chăm sóc và tưới nước tương tự như đối với cách trồng trên rơm rạ. Tuy nhiên, bông gòn dễ hút ẩm hơn rơm, nên cẩn thận khi tưới, có thể nước tưới sẽ làm mô bị úng nước. Bình thường nụ nấm trên bông sau 4 đến 5 ngày đã bước sang giai đoạn thu hái. Cách thu hái cũng tương tự như trên rơm rạ. Nấm rơm trồng trên bông có thể thu hái hai hoặc ba lần, mỗi lần xong, cần có thời gian để tơ phục hồi (nuôi ủ tơ) khoảng 4 - 5 ngày.
Nấm rơm trên bông thải cho thu hoạch sau 12 ngày và thu hoạch liên tục trong khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng, bà con lại tiếp tục dùng bông thải cũ để ủ giống. Tuy nhiên, cứ sau mỗi lần dùng lại bông thải, bà con cần tăng cường phân bón và làm sạch đất để nấm phát triển bình thường. Dự kiến trong thời gian tới, anh sẽ mở rộng diện tích tại xã Thiện Nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm có được cho một số bà con muốn làm nghề trồng nấm.
Có thể bạn quan tâm

Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).

Những ngày này, đi dọc tuyến đường vào các khu sản xuất thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La), các xã Tân Lập hay Vân Hồ (Mộc Châu), thấy từng đoàn xe chở cây ngô đã băm vụn về khu vực chăn nuôi bò sữa làm ủ ướp. Dưới cái nắng dịu của miền thảo nguyên, đi qua những đồng cỏ xanh mượt, tôi đã ngửi thấy mùi ngai ngái của cỏ, của ngô cây từ những hầm ủ ướp đang giai đoạn lên men. Mùa ủ ướp đang rộ.

Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, từ tháng 4-2013 đến nay, chỉ có 117/973 tàu công suất trên 90CV tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, số còn lại phải hầu như không hoạt động.