Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Rơm - Nghề Làm Giàu Ở Nông Thôn Ở Lào Cai

Trồng Nấm Rơm - Nghề Làm Giàu Ở Nông Thôn Ở Lào Cai
Ngày đăng: 27/05/2013

Năm 2011, hai cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã có cơ hội được “mục sở thị” nghề trồng nấm ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Sau chuyến công tác, hai cán bộ trở về mang theo kỹ thuật, kinh nghiệm trồng nấm và hy vọng giúp nhiều hộ nông dân trong tỉnh Lào Cai làm giàu từ trồng nấm.

Triển vọng nghề trồng nấm

Nghề trồng nấm có những ưu điểm nổi bật, như mức đầu tư ban đầu thấp, nhanh có thu nhập, lãi suất cao, dễ thu hồi vốn, thị trường ổn định, thu hút được nhiều lao động ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trong lúc nông nhàn, nghề trồng nấm đã giải quyết được việc làm, tạo thu nhập ổn định cho các gia đình nông dân.

Với mức đầu tư ban đầu cho một tấn rơm nguyên liệu (với đầu tư nhà trồng nấm có sẵn) không quá 5 triệu đồng, sau 2 tháng, người trồng có thể thu hái được khoảng 600 kg nấm sò (nấm bào ngư). Với giá bán khoảng 50.000 đồng/kg, một tấn rơm nguyên liệu trồng nấm sò, người dân có thể thu lãi gần 20 triệu đồng. Công việc trồng nấmcũng không phức tạp, nặng nhọc. Cây nấm phát triển không đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Nguyên liệu trồng nấm là các sản phẩm phế thải, như rơm, rạ, bông phế liệu, mùn cưa, lõi ngô... đây là những nguyên liệu có sẵn. Vì vậy, hầu hết gia đình có đủ điều kiện để tham gia trồng nấm.

Nói về tiềm năng phát triển nghề trồng nấm tại tỉnh, đồng chí Lương Thị Hùy, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh cho biết: 78% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh dành cho trồng lúa nước, do vậy, nguồn rơm, rạ sau thu hoạch rất lớn. Tính bình quân, mỗi ha đất trồng lúa (canh tác 2 vụ) tương ứng 20 tấn rơm, rạ, như vậy, hằng năm tổng lượng rơm, rạ của cả tỉnh khoảng trên 1 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để trồng nấm thương phẩm. Những năm gần đây, tại tỉnh đã xuất hiện một số hộ sản xuất nấm, chủ yếu là trồng nấm sò, nấm mộc nhĩ với quy mô nhỏ và tự phát. Một số trung tâm dạy nghề huyện đã đầu tư cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trồng nấm đến bà con nhưng chưa đạt được hiệu quả cao.

Đào tạo nghề trồng nấm cho người dân

Được sự giúp đỡ của chuyên gia từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Khoa học Việt Nam) và tiếp thu kinh nghiệm từ các huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng (Hải Phòng), công việc nghiên cứu của các cán bộ phụ trách nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã thu được những kết quả đáng mừng. Với những kiến thức và kinh nghiệm học được trong chuyến công tác, các cán bộ đã giúp trung tâm thực nghiệm sản xuất thành công một số giống nấm và cung cấp cho thị trường. Điều đó khẳng định tiềm năng phát triển nghề trồng nấm ở tỉnh rất triển vọng.

Trên cơ sở những thành công bước đầu đã đạt được, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã xây dựng Đề án “Chuyển giao công nghệ trồng nấm cho nông dân tỉnh Lào Cai”. Song song với việc mở các lớp học trực tiếp tại trung tâm, cán bộ của trung tâm còn tới tận các địa phương để hướng dẫn bà con cách trồng nấm. Thời gian tới, cán bộ nông nghiệp của trung tâm tiếp tục nghiên cứu những giống nấm mới có giá trị kinh tế cao, như nấm hương, nấm linh chi, nấm bào ngư... và tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này, từng bước đưa nấm trở thành nông sản đặc trưng của địa phương.

Thực tế cho thấy, trong vài năm trở lại đây, nghề trồng nấm tại nhiều địa phương trong tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, phát triển nghề trồng nấm còn giải quyết được vấn đề môi trường ở nông thôn, hạn chế tình trạng đốt rơm, rạ sau mỗi vụ sản xuất làm ô nhiễm môi trường. Hiệu quả của việc đào tạo nghề trồng nấm tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã mở ra hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu ở vùng nông thôn của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý trong chăm sóc lúa vụ mùa Những lưu ý trong chăm sóc lúa vụ mùa

Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.

31/07/2015
Tăng thêm 300 ha qui hoạch trồng lúa Nàng Nhen Bảy Núi Tăng thêm 300 ha qui hoạch trồng lúa Nàng Nhen Bảy Núi

Lúa Nàng Nhen Bảy Núi (thường gọi Nàng Nhen) là một trong những giống lúa truyền thống đã có từ hàng trăm năm của người Khmer Bảy Núi (An Giang) vừa được quy hoạch trồng thêm trên 300 ha tại huyện Tịnh Biên.

31/07/2015
Bà Rịa Vũng Tàu mất mùa rau do mưa kéo dài Bà Rịa Vũng Tàu mất mùa rau do mưa kéo dài

Giá rau xanh tại các chợ tăng mạnh Liên tiếp những trận mưa to trong suốt tháng 7 vừa qua khiến một số vùng trồng rau lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị dập nát, chậm lớn làm nguồn cung rau tại địa phương giảm, giá rau tăng từ 30 - 40% so với cách đây 1 tháng.

31/07/2015
Xuất hiện nhiều loại bệnh trên cây mì Xuất hiện nhiều loại bệnh trên cây mì

Với diện tích hơn 12.000 ha, mì là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa (Gia Lai) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, một vài năm gần đây, trên cây mì liên tiếp xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng năng suất.

31/07/2015
Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) vừa chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho nông dân với nguyên liệu chính sản xuất phôi nấm từ mạt cưa. Mô hình đã tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân, bởi ít tốn công và chi phí đầu tư.

31/07/2015