Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng

Ông Huỳnh Công Phượng (SN 1962, ở thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất trồng nấm linh chi và đã thu về 120 triệu đồng/năm.
Người cựu chiến binh này bén duyên với nghề trồng nấm linh chi khi con ông là Huỳnh Bá Thuần (SN 1988) đang theo học chuyên ngành trồng nấm tại Trường Cao đẳng Lương thực, thực phẩm Đà Nẵng. Đọc tài liệu con trai mang về, ông Phượng tự mày mò nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm linh chi. Chỗ nào không hiểu, ông bắt xe ra tận Đà Nẵng, gặp gỡ trực tiếp thầy cô giáo chuyên ngành để học hỏi kinh nghiệm. Ông Phượng còn học cách làm nấm từ Internet và tham quan các mô hình trồng nấm hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm.
Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.
So với nấm rơm, nấm sò, nấm linh chi rất kén thị trường tiêu thụ, bởi nấm có giá cao, dao động từ 700 - 800 ngàn đồng/kg. Bù lại, nấm linh chi phơi khô thì bảo quản được lâu, không sợ phải ẩm mốc, hư hỏng.
Việc trồng nấm linh chi đã được nhiều hộ nông dân tại tỉnh Quảng Nam thử nghiệm thành công nhưng không dám mở rộng quy mô. “Tôi muốn mở rộng mô hình truyền đạt kinh nghiệm để bà con cùng phát triển trồng nấm linh chi nhưng hiện tại tìm nguồn tiêu thụ rất khó. Nấm linh chi đòi hỏi nguồn vốn cao, sản xuất mà không tiêu thụ được thì tội cho bà con” - ông Huỳnh Công Phượng giãi bày.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm trồng nấm linh chi, liên hệ ông Huỳnh Công Phượng, điện thoại: 0905.897.094.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/nha-nong/trong-nam-linh-chi-khong-kho-thu-ca-tram-trieu-dong-507266.html
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/3/2014, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội thảo.

Thời tiết đột ngột rét đậm, rét hại kéo dài trong mấy ngày qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới diện tích mạ và lúa xuân mới cấy tại các tỉnh phía Bắc. Trước diễn biến này, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) khuyến cáo bà con nông dân làm tốt công tác phòng chống rét cho cây trồng, không chủ quan với thời tiết.

Từ khi có sự chuyển đổi ồ ạt từ trồng mía sang nuôi tôm ở Cù Lao Dung thì nhu cầu sử dụng điện cũng tăng lên gấp 5 - 6 lần; vì ngoài yếu tố thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn ngày, quay vòng vụ nuôi nhanh, mật độ thả nuôi cũng dày hơn tôm sú, nên nhu cầu sử dụng điện để chạy các hệ thống quạt sục bọt khí, tạo ô-xi cho tôm càng nhiều hơn.

Trong năm 2014, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và tiêu thụ Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (Bình Minh - Vĩnh Long) cho biết đặt chỉ tiêu thu mua từ 600- 800 tấn bưởi GlobalGap, mà HTX đã ký hợp đồng bao tiêu với thành viên.

Nhìn chung, vụ quýt Tết 2014, nhà vườn trồng quýt ở Lai Vung thắng lợi lớn khi quýt bán với giá cao, nhưng đối với nhiều thương lái đây là năm làm ăn thất bại... Và phía sau đó là nhiều hệ lụy mà người trồng quýt đang đối mặt.