Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng

Ông Huỳnh Công Phượng (SN 1962, ở thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất trồng nấm linh chi và đã thu về 120 triệu đồng/năm.
Người cựu chiến binh này bén duyên với nghề trồng nấm linh chi khi con ông là Huỳnh Bá Thuần (SN 1988) đang theo học chuyên ngành trồng nấm tại Trường Cao đẳng Lương thực, thực phẩm Đà Nẵng. Đọc tài liệu con trai mang về, ông Phượng tự mày mò nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm linh chi. Chỗ nào không hiểu, ông bắt xe ra tận Đà Nẵng, gặp gỡ trực tiếp thầy cô giáo chuyên ngành để học hỏi kinh nghiệm. Ông Phượng còn học cách làm nấm từ Internet và tham quan các mô hình trồng nấm hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm.
Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.
So với nấm rơm, nấm sò, nấm linh chi rất kén thị trường tiêu thụ, bởi nấm có giá cao, dao động từ 700 - 800 ngàn đồng/kg. Bù lại, nấm linh chi phơi khô thì bảo quản được lâu, không sợ phải ẩm mốc, hư hỏng.
Việc trồng nấm linh chi đã được nhiều hộ nông dân tại tỉnh Quảng Nam thử nghiệm thành công nhưng không dám mở rộng quy mô. “Tôi muốn mở rộng mô hình truyền đạt kinh nghiệm để bà con cùng phát triển trồng nấm linh chi nhưng hiện tại tìm nguồn tiêu thụ rất khó. Nấm linh chi đòi hỏi nguồn vốn cao, sản xuất mà không tiêu thụ được thì tội cho bà con” - ông Huỳnh Công Phượng giãi bày.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm trồng nấm linh chi, liên hệ ông Huỳnh Công Phượng, điện thoại: 0905.897.094.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/nha-nong/trong-nam-linh-chi-khong-kho-thu-ca-tram-trieu-dong-507266.html
Có thể bạn quan tâm

Từ khi thương lái Trung Quốc (TQ) nhúng tay vào thị trường Việt Nam, trong đó có mặt hàng hải sản, khiến thị trường này biến động và đã có không ít người dân Việt phải ăn “trái đắng” vì những mánh khóe kinh doanh của thương lái ngoại.

Dự kiến, mô hình này sẽ được triển khai thực hiện tại địa bàn thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Hiện tại, UBND huyện Lạc Dương đã thành lập Hội đồng Xét duyệt đề cương đề tài “Xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hình thức công nghiệp tại thị trấn Lạc Dương” gồm 7 thành viên.

Trong những năm gần đây, người chăn nuôi vịt thường gặp nhiều rủi ro do dịch cúm gia cầm hoành hành. Tuy nhiên, bằng sự năng động và cần cù lao động của mình, ông Nguyễn Văn Lương, thôn Lĩnh Mai, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) trở thành triệu phú với mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm.

Từ nuôi vịt bầu ông sắm được xe gắn máy sớm nhất huyện, rồi tới xe hơi ông tiếp tục “đánh cược” với vịt trời và bầy vịt trời đang mang lại cho ông những “hướng bay” mới. Ông được mệnh danh là “vua” vịt bầu ở đất của cây quế, huyện Quế Phong (Nghệ An). “Vua” vịt này có tên Thái Văn Diệu, hiện ở bản Đan, xã Tiền Phong.

Từ lâu, người dân ở các vùng An Ninh, Vạn Ninh... thuộc huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vẫn quen chăn nuôi trâu, bò theo lối chăn thả, phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên.