Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng

Ông Huỳnh Công Phượng (SN 1962, ở thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất trồng nấm linh chi và đã thu về 120 triệu đồng/năm.
Người cựu chiến binh này bén duyên với nghề trồng nấm linh chi khi con ông là Huỳnh Bá Thuần (SN 1988) đang theo học chuyên ngành trồng nấm tại Trường Cao đẳng Lương thực, thực phẩm Đà Nẵng. Đọc tài liệu con trai mang về, ông Phượng tự mày mò nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm linh chi. Chỗ nào không hiểu, ông bắt xe ra tận Đà Nẵng, gặp gỡ trực tiếp thầy cô giáo chuyên ngành để học hỏi kinh nghiệm. Ông Phượng còn học cách làm nấm từ Internet và tham quan các mô hình trồng nấm hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm.
Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.
So với nấm rơm, nấm sò, nấm linh chi rất kén thị trường tiêu thụ, bởi nấm có giá cao, dao động từ 700 - 800 ngàn đồng/kg. Bù lại, nấm linh chi phơi khô thì bảo quản được lâu, không sợ phải ẩm mốc, hư hỏng.
Việc trồng nấm linh chi đã được nhiều hộ nông dân tại tỉnh Quảng Nam thử nghiệm thành công nhưng không dám mở rộng quy mô. “Tôi muốn mở rộng mô hình truyền đạt kinh nghiệm để bà con cùng phát triển trồng nấm linh chi nhưng hiện tại tìm nguồn tiêu thụ rất khó. Nấm linh chi đòi hỏi nguồn vốn cao, sản xuất mà không tiêu thụ được thì tội cho bà con” - ông Huỳnh Công Phượng giãi bày.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm trồng nấm linh chi, liên hệ ông Huỳnh Công Phượng, điện thoại: 0905.897.094.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/nha-nong/trong-nam-linh-chi-khong-kho-thu-ca-tram-trieu-dong-507266.html
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.