Trồng Nấm An Toàn Thu Tiền Triệu

Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Hiện trên địa bàn huyện Cam Lâm có rất nhiều xã đang làm mô hình trồng nấm rơm an toàn, chất lượng cao. Người đầu tiên mạnh dạn đầu tư vào nghề trồng nấm rơm ở đây là anh Nguyễn Minh Nhật, ở xã Cam Hiệp. Năm 2011, được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, anh Nhật vay vốn đầu tư làm 2 trang trại rất bài bản, quy củ. Ngay trong vụ đầu tiên, anh đã bán được nấm với giá 70.000 đồng/kg, nhưng nguồn vẫn không đủ cấp cho thị trường rộng lớn.
Sau thành công đó, anh Nhật đã liên kết với anh Hoàng Văn Thuận cùng xã lập tổ trồng nấm an toàn. Bước đầu, mô hình trồng nấm rơm của tổ này đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và đến nay tổ đã có 5 thành viên. Tiếp đó, các hộ trong tổ đã vay tiếp 20 triệu đồng để mở rộng trang trại theo quy mô diện tích 32m2/trại, mỗi trại chứa 1.000 – 1.200 bọc rơm.
Anh Nhật cho biết: “Khi làm xong bịch, phải đặt trên sàn gỗ, nhà đặt bịch nấm phải che kín bằng nhựa nylon dầy để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 37oC. Trước khi làm nấm, rơm phải được phơi khô”.
Với giá bán tại thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tháng người trồng nấm ở đây lãi khoảng 6 triệu đồng cho một trang trại.
Trung bình, mỗi tháng, nấm cho hoạch 2 lần, năng suất khoảng 60kg/ trang trại. Với giá bán tại thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tháng người trồng nấm ở đây lãi khoảng 6 triệu đồng cho một trang trại.
Anh Nhật cho biết thêm: “Kỹ thuật chăm sóc nấm rất đơn giản, có thể phun nước 2 -3 lần tùy theo thời tiết để điều chỉnh cho thích hợp, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón nên nấm rơm rất an toàn, ít tốn chi phí, chất lượng nấm thương phẩm cao, năng suất tăng 2- 3 lần so với vụ trước, người tiêu dùng rất thích”. Còn theo kinh nghiệm của anh Thuận, nấm là một loại mẫn cảm không để người lạ vào tuy nhiên có thể khắc phục khử hơi bằng cách thắp hương.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Lai - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm, trên địa bàn huyện hiện có 3 xã đang làm mô hình trồng nấm an toàn. “Hội cũng đã vận động nhiều nông dân học tập kinh nghiệm sản xuất, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nông dân vay vốn và xem đây là mô hình làm rau an toàn. Hội đã cho tổ làm nấm rơm vay trên 100 triệu đồng để làm phát triển nông nghiệp” - ông Lai cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân (ND) đứng ra làm đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu nông sản cho ND là thích hợp - đó là khuyến nghị của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Vai trò Hội ND trong bảo hộ nhãn hiệu nông sản trên địa bàn Hà Nội” diễn ra ngày 8.5, do Hội ND TP.Hà Nội tổ chức.

Theo lý giải của một nhóm thương lái lúa tại Ô Môn (Cần Thơ), trước những ngày nghỉ lễ 30.4, sau khi trúng thầu XK 800.000 tấn gạo sang Philippine, nhiều dự đoán giá lúa sẽ tăng lên nhưng mức tăng 100-200 đ/kg chỉ cầm chừng 2-3 ngày rồi trở lại giá cũ.

Nếu như cách đây 2 tháng, giá gà chỉ hơn 30.000đ/kg, người chăn nuôi có đàn gà càng lớn thì ôm nợ càng nhiều, đua nhau bán đổ bán tháo. Bây giờ, khi giá gà đã tăng đến 55.000đ/kg, có lãi trên 10.000đ/kg thì người chăn nuôi nô nức tái đàn, nhưng rất chật vật.

Với phương tiện đánh bắt nhỏ, mỗi ngày ngư dân thu được khoảng 20 - 30 kg ruốc tươi, trừ chi phí vẫn còn lãi từ 200.000 - 400.000 đ tùy sản lượng.

Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.