Trồng Nấm An Toàn Thu Tiền Triệu

Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Hiện trên địa bàn huyện Cam Lâm có rất nhiều xã đang làm mô hình trồng nấm rơm an toàn, chất lượng cao. Người đầu tiên mạnh dạn đầu tư vào nghề trồng nấm rơm ở đây là anh Nguyễn Minh Nhật, ở xã Cam Hiệp. Năm 2011, được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, anh Nhật vay vốn đầu tư làm 2 trang trại rất bài bản, quy củ. Ngay trong vụ đầu tiên, anh đã bán được nấm với giá 70.000 đồng/kg, nhưng nguồn vẫn không đủ cấp cho thị trường rộng lớn.
Sau thành công đó, anh Nhật đã liên kết với anh Hoàng Văn Thuận cùng xã lập tổ trồng nấm an toàn. Bước đầu, mô hình trồng nấm rơm của tổ này đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và đến nay tổ đã có 5 thành viên. Tiếp đó, các hộ trong tổ đã vay tiếp 20 triệu đồng để mở rộng trang trại theo quy mô diện tích 32m2/trại, mỗi trại chứa 1.000 – 1.200 bọc rơm.
Anh Nhật cho biết: “Khi làm xong bịch, phải đặt trên sàn gỗ, nhà đặt bịch nấm phải che kín bằng nhựa nylon dầy để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 37oC. Trước khi làm nấm, rơm phải được phơi khô”.
Với giá bán tại thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tháng người trồng nấm ở đây lãi khoảng 6 triệu đồng cho một trang trại.
Trung bình, mỗi tháng, nấm cho hoạch 2 lần, năng suất khoảng 60kg/ trang trại. Với giá bán tại thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tháng người trồng nấm ở đây lãi khoảng 6 triệu đồng cho một trang trại.
Anh Nhật cho biết thêm: “Kỹ thuật chăm sóc nấm rất đơn giản, có thể phun nước 2 -3 lần tùy theo thời tiết để điều chỉnh cho thích hợp, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón nên nấm rơm rất an toàn, ít tốn chi phí, chất lượng nấm thương phẩm cao, năng suất tăng 2- 3 lần so với vụ trước, người tiêu dùng rất thích”. Còn theo kinh nghiệm của anh Thuận, nấm là một loại mẫn cảm không để người lạ vào tuy nhiên có thể khắc phục khử hơi bằng cách thắp hương.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Lai - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm, trên địa bàn huyện hiện có 3 xã đang làm mô hình trồng nấm an toàn. “Hội cũng đã vận động nhiều nông dân học tập kinh nghiệm sản xuất, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nông dân vay vốn và xem đây là mô hình làm rau an toàn. Hội đã cho tổ làm nấm rơm vay trên 100 triệu đồng để làm phát triển nông nghiệp” - ông Lai cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Cuối năm, hàng chục chiếc tàu nườm nượp kéo về cảng sau chuyến đi khơi dài ngày. Trong đó, có nhiều tàu trĩu nặng với những mẻ tôm hùm còn tươi nhay nháy mang lại thu nhập cao gấp 4-5 lần so với các loại hải sản khác.

Trong 10 năm qua, tổng đàn bò sữa của cả nước đã tăng gấp 4 lần, sản lượng sữa tăng gấp 5 lần. Nuôi bò sữa đang có sức hút với người nông dân với mức thu nhập cao, nhưng không dễ làm giàu nếu vẫn chăn nuôi theo lối cũ.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản, hiện toàn tỉnh Bến Tre có 118 cơ sở nuôi cá lồng bè với số lượng 441 bè, trong đó nuôi ngoài qui hoạch 91 cơ sở với 321 bè. Nuôi nhiều nhất tập trung tại Sơn Định, Thị trấn Chợ Lách, Long Thới, Vĩnh Bình, Phú Phụng (Chợ Lách); Phú Đức, Phú Túc, An Khánh, Tân Thạch (Châu Thành).

Bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với đàn lợn. Nguyên lý gây bệnh của tai xanh là mặc dù tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể lợn nhưng chỉ gây tỷ lệ lợn chết từ 1-5%.

Tình trạng tôm “bơm rau câu” chứa tạp chất (agar) đe dọa thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam và đòi hỏi các biện pháp khắc phục cấp bách.