Trồng Nấm An Toàn Thu Tiền Triệu

Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Hiện trên địa bàn huyện Cam Lâm có rất nhiều xã đang làm mô hình trồng nấm rơm an toàn, chất lượng cao. Người đầu tiên mạnh dạn đầu tư vào nghề trồng nấm rơm ở đây là anh Nguyễn Minh Nhật, ở xã Cam Hiệp. Năm 2011, được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, anh Nhật vay vốn đầu tư làm 2 trang trại rất bài bản, quy củ. Ngay trong vụ đầu tiên, anh đã bán được nấm với giá 70.000 đồng/kg, nhưng nguồn vẫn không đủ cấp cho thị trường rộng lớn.
Sau thành công đó, anh Nhật đã liên kết với anh Hoàng Văn Thuận cùng xã lập tổ trồng nấm an toàn. Bước đầu, mô hình trồng nấm rơm của tổ này đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và đến nay tổ đã có 5 thành viên. Tiếp đó, các hộ trong tổ đã vay tiếp 20 triệu đồng để mở rộng trang trại theo quy mô diện tích 32m2/trại, mỗi trại chứa 1.000 – 1.200 bọc rơm.
Anh Nhật cho biết: “Khi làm xong bịch, phải đặt trên sàn gỗ, nhà đặt bịch nấm phải che kín bằng nhựa nylon dầy để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 37oC. Trước khi làm nấm, rơm phải được phơi khô”.
Với giá bán tại thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tháng người trồng nấm ở đây lãi khoảng 6 triệu đồng cho một trang trại.
Trung bình, mỗi tháng, nấm cho hoạch 2 lần, năng suất khoảng 60kg/ trang trại. Với giá bán tại thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tháng người trồng nấm ở đây lãi khoảng 6 triệu đồng cho một trang trại.
Anh Nhật cho biết thêm: “Kỹ thuật chăm sóc nấm rất đơn giản, có thể phun nước 2 -3 lần tùy theo thời tiết để điều chỉnh cho thích hợp, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón nên nấm rơm rất an toàn, ít tốn chi phí, chất lượng nấm thương phẩm cao, năng suất tăng 2- 3 lần so với vụ trước, người tiêu dùng rất thích”. Còn theo kinh nghiệm của anh Thuận, nấm là một loại mẫn cảm không để người lạ vào tuy nhiên có thể khắc phục khử hơi bằng cách thắp hương.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Lai - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm, trên địa bàn huyện hiện có 3 xã đang làm mô hình trồng nấm an toàn. “Hội cũng đã vận động nhiều nông dân học tập kinh nghiệm sản xuất, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nông dân vay vốn và xem đây là mô hình làm rau an toàn. Hội đã cho tổ làm nấm rơm vay trên 100 triệu đồng để làm phát triển nông nghiệp” - ông Lai cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.