Trồng Mướp Đắng Lai F1 Cho Thu Nhập Cao

Mướp đắng còn có tên là khổ qua. Mướp đắng chứa nhiều loại vi-ta-min. Nhưng nhiều nông dân sản xuất hoa màu đều cho rằng: Mướp đắng (khổ qua) là giống "khó ăn" nhất vì lá và quả thường bị sâu bệnh, dễ héo dây và thối rễ.
Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.
Đây là giống khổ qua sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng, trái dài và to, ít công chăm sóc, năng suất cao gấp ba lần so với các giống cũ. Loại khổ qua này thịt dày, cứng, bảo quản được lâu ngày, cho nên khách hàng rất ưa chuộng.
Đặc biệt, giống Big 14 chỉ sau 35 ngày trồng là bắt đầu ra trái và thu hoạch liên tục từ 25 đến 30 lứa, trung bình cứ hai ba ngày hái một lần.
Về cách trồng muốn dây phát triển nhanh, sai trái, ít bệnh, người trồng phải nắm vững kỹ thuật từ khâu ngâm hạt giống, giâm vào bầu tro cho tới việc xới đất, cuốc giồng, đặt dây, ngắt ngọn và bón phân sao cho đúng quy cách, đúng kỹ thuật, đất phải được cày bừa kỹ, làm cỏ sạch, kết hợp bón vôi để xử lý đất: 80 -100kg vôi/1.000 m 2.
Làm liếp: cao tối thiểu 30 - 40 cm so với đáy rãnh, mặt rộng của liếp từ 0,6 đến 0,7 m, khoảng cách giữa hai liếp tính từ tim là 1,2 đến 1,4 m.
Dùng bạt phủ nông nghiệp phủ liếp nhằm hạn chế cỏ dại, sâu bệnh và tiết kiệm nước tưới. Làm giàn: cây làm giàn dài hơn 2 m; hạt trước khi gieo nên ngâm trong nước (2 sôi 3 lạnh) trong 5-6 giờ, sau đó vớt ra ủ vào khăn ấm, cứ 24 giờ thì rửa xả cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Để đạt năng suất cao cần đầu tư phân bón đầy đủ và thích hợp, tùy điều kiện canh tác thời tiết từng vùng để bón. Để khổ qua bảo đảm an toàn thực phẩm và phát triển nhanh cần giữ vững nguyên tắc "bốn đúng": đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 2 ngày qua, tại các lồng bè trên vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà - Đà Nẵng) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt khiến người nuôi cá tại đây trở tay không kịp.

Dự án nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gà áp dụng quy trình an toàn sinh học theo hướng VietGAHP có kiểm soát. Xây dựng mối liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ cung ứng sản phẩm gà đồi Yên Thế cho TP Hà Nội và một số thị trường khác với chất lượng ổn định, giữ vững thương hiệu, thị trường và hài hòa lợi ích của các bên.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Việt Nam có đủ vaccine phòng chủng cúm A H5N6 nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại vaccine dùng tiêm cho gia cầm.

Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2014-2016”. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và bà con nông dân, mô hình này hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất. Tuy mới áp dụng không lâu, nhưng mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình của người dân.