Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Môn Lấy Ngó Cho Thu Nhập Ổn Định

Trồng Môn Lấy Ngó Cho Thu Nhập Ổn Định
Ngày đăng: 11/07/2014

Tận dụng diện tích trũng 7.000m2, anh Nguyễn Thành Trung ở ấp Chánh Hưng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) trồng môn (môn nước chấm trắng) để lấy ngó. Mô hình này cho năng suất cao, giá cả ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Anh Trung bắt đầu trồng môn lấy ngó từ năm 2004. Với diện tích 1.000m2 anh Trung đầu tư tiền công, giống, phân bón gần 3 triệu đồng. Sau 3 tháng xuống giống, ruộng môn cho anh thu hoạch gần 500kg ngó. Với giá bán từ 12.000 - 15.000 đồng/kg cho các thương lái, chủ yếu đến từ TP.HCM, Đồng Nai, anh có doanh thu hơn 6 triệu đồng/tháng. Điều quan trọng là môn cho thu hoạch liên tục từ 9 - 12 tháng, tùy theo đất nên cho thu nhập ổn định.

“So với các loại cây trồng khác, môn dễ trồng, cách thức chăm sóc cũng đơn giản. Giống môn tự mình có thể ươm, nhân giống nên không tốn tiền mua. Bên cạnh đó, trồng và thu hoạch môn đơn giản nên có thể tận dụng được lao động lớn tuổi, nhỏ tuổi, phụ nữ nhàn rỗi trong gia đình”, anh Trung nói.

Anh Trung chia sẻ kinh nghiệm: Đối với việc trồng môn, ngoài kiến thức cần có đất, thời tiết phù hợp. Môn rất dễ trồng nhưng nếu không biết cách chăm sóc dễ gây chết trắng ruộng môn. Khi phát hiện cây môn bị bệnh cần xử lý ngay để tránh lây lan.

Thông thường trước khi trồng, cần làm đất kỹ bằng cách rắc vôi xử lý đất. Trong quá trình môn phát triển nên bón phân, phun thuốc theo chu kỳ; bên cạnh đó thường xuyên quan sát lá, thân môn để kịp thời phát hiện cây thiếu đạm, lân để bổ sung. Sau 1 - 2 năm thu hoạch, cây môn khô dần và không cho ngó nên cần được ươm giống trồng lại.

Thấy cách làm hay của anh nên thời gian qua đã có nhiều người tìm đến học hỏi kinh nghiệm và áp dụng thành công. Anh Trung cũng dự định tới đây sẽ thay thế hết diện tích trồng sen qua trồng môn nước lấy ngó.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Thủy Đặc Sản Thu Nhập Cao Nuôi Thủy Đặc Sản Thu Nhập Cao

Trong thời gian nuôi, cán bộ Trung tâm KN và Trạm Khuyến nông các huyện, TP đã xuống địa bàn thường xuyên để hướng dẫn kỹ thuật và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh đồng thời đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến trong nuôi thủy sản để bà con áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

02/03/2015
Cà Mau Phấn Đấu Tăng Sản Lượng Thủy Sản Cà Mau Phấn Đấu Tăng Sản Lượng Thủy Sản

Bên cạnh mở rộng quy mô, ngành chuyên môn sẽ áp dụng các giải pháp đồng bộ để tăng năng suất tôm nuôi. Đồng thời, kết hợp nuôi đa con trên cùng một đơn vị diện tích. Địa phương có giải pháp bố trí, sắp xếp và tạo điều kiện phát huy lĩnh vực khai thác biển, nhất là khai thác xa bờ.

02/03/2015
Thiếu Nguyên Liệu Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu Thiếu Nguyên Liệu Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 150 - 160 triệu USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài nhưng không dễ thực hiện vì thiếu nguồn nguyên liệu và giá cả không ổn định.

02/03/2015
Nuôi Gà Siêu Trứng Nuôi Gà Siêu Trứng

Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.

02/03/2015
Nấm Rơm Sau Tết Giá Cao Nấm Rơm Sau Tết Giá Cao

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thu hoạch rộ nấm rơm vụ đông xuân được 88ha, năng suất đạt khoảng 11 tấn/ha, tập trung ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa. Thương lái mua tại ruộng nấm rơm tươi loại I, (nấm TP) giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm loại II (mê cô) giá từ 33.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với mấy tháng trước đó.

02/03/2015