Trồng Mía Từ Nuôi Cấy Mô, Đạt Năng Suất 85 Tấn/ha

Ông Phạm Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên cho biết: Tháng 6/2012, trung tâm đưa vào trồng giống mía LK92-11, K95-156 từ phương pháp nuôi cấy mô, giống LK92-11 đẻ nhánh, vươn lóng mạnh, chịu hạn tốt và khi thu hoạch năng suất đạt trên 85 tấn/ha.
Đối với giống K95-156 đẻ nhánh khỏe, phát triển rất nhanh, lóng lớn và dài, chịu hạn tốt, năng suất trên 85 tấn/ha. Cả 2 giống mía trồng theo mô hình không tưới nước.
Thời gian đến, Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng tiếp tục nhân nhanh số lượng một số giống mía mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở Phú Yên bằng phương pháp nuôi cấy mô từ giống mía có triển vọng cho năng suất cao, đồng thời xây dựng mô hình thâm canh mía trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, tôm xuất khẩu sang các thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản đã liên tục bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline.

Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở các xã trong huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đều đã biết về cây chè hoa vàng dùng để nấu nước uống giống như cây chè xanh bình thường. Đây là loài cây mọc tự nhiên trong rừng.

Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 - 5 lần cá tra.

Cùng với cây lúa được đánh giá là vụ mùa bội thu, hiện bà con nông dân huyện Bố Trạch cũng đang tiến hành thu hoạch cây ớt, là loại cây mang lại lợi ích kinh tế cao trong những năm gần đây.