Trồng Me Ngọt Cho Thu Nhập Cao

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã trồng thử nghiệm me ngọt (giống Thái), mang lại hiệu quả đáng kể. Người trồng thành công nhất là mô hình của anh Hồ Quang Dũng ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên - Trà Vinh. Anh Dũng cho biết với diện tích 2 hecta, anh đã trồng trên 250 cây, hiện đang cho trái sum suê, năng suất bình quân mỗi cây khoảng 100 kg/vụ.
Giống me anh Dũng đang trồng là me chua ghép với me ngọt Thái Lan do một công ty giống ở TP. Hồ Chí Minh sản xuất. Nhờ cây ghép nên chỉ sau 4 năm chăm sóc là cây bắt đầu ra hoa và đậu trái. Theo các nhà khoa học, me là loài cây bán hoang mạc nên khả năng chịu mặn rất tốt, năng suất và chất lượng trồng tại các vùng đất cát khô cằn hoặc vùng ven biển vẫn cho trái sai và chất lượng không thua gì trồng ở vùng sông nước. Được biết, giống me Thái ngon nổi tiếng hiện nay là giống trồng tại huyện Lom Kao, tỉnh Phetchabun, miền Bắc Thái Lan. Tại Việt Nam, cây me ngọt là một trong những số cây trồng có hiệu quả ở những vùng bị mặn xâm nhập và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cụ thể như ở Kế Sách, Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)…
Me Thái có hai loại gồm trái thẳng và cong. Giống me anh Dũng trồng là loại trái thẳng, vỏ màu nâu, cùi mịn và trong, hơi mềm, khi gần chín nhiều bột. Loại me ghép này lúc còn sống, mùi vị vẫn chua nhưng khi chuyển sang dốt, cùi me bắt đầu có bột, mùi vị trở nên ngọt, thơm và hấp dẫn. Theo anh Dũng, muốn cho trái me đạt chất lượng cao, trái to, dài và đẹp, người trồng phải bón thêm vôi và kali.
Me ngọt thường ra bông vào đầu mùa mưa và bắt đầu thu hoạch từ tháng 12 đến tháng tư năm sau. Sau khi thu hoạch thay vì lột vỏ, phơi khô hoặc sấy khô như me Thái, me Lào đưa sang Việt Nam bán ở các vùng biên giới Tịnh Biên, thị xã Châu Đốc (An Giang), vườn me ở Mỹ Xuyên lại bán nguyên trái tươi (me dốt) cho du khách ăn liền tại chỗ. Nhờ hương vị chua chua, ngòn ngọt lại thơm ngon, mềm mại nên khách hàng rất ưa thích. Tới mùa, du khách kéo nhau đến tận vườn tham quan và thưởng thức tại chỗ với giá từ 20.000 - 60.000 đ/ kg, tùy theo loại và thời điểm (giá cao gấp 2, 3 lần me Thái sấy khô).
Từ thành công đó, với 255 gốc me 12 năm tuổi, mỗi năm gia đình anh Dũng thu nhập trên 200 trăm triệu đồng, đặc biệt năm nay năng suất cao hơn nhiều so với các năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.

Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?