Trồng Me Ngọt Cho Thu Nhập Cao

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã trồng thử nghiệm me ngọt (giống Thái), mang lại hiệu quả đáng kể. Người trồng thành công nhất là mô hình của anh Hồ Quang Dũng ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên - Trà Vinh. Anh Dũng cho biết với diện tích 2 hecta, anh đã trồng trên 250 cây, hiện đang cho trái sum suê, năng suất bình quân mỗi cây khoảng 100 kg/vụ.
Giống me anh Dũng đang trồng là me chua ghép với me ngọt Thái Lan do một công ty giống ở TP. Hồ Chí Minh sản xuất. Nhờ cây ghép nên chỉ sau 4 năm chăm sóc là cây bắt đầu ra hoa và đậu trái. Theo các nhà khoa học, me là loài cây bán hoang mạc nên khả năng chịu mặn rất tốt, năng suất và chất lượng trồng tại các vùng đất cát khô cằn hoặc vùng ven biển vẫn cho trái sai và chất lượng không thua gì trồng ở vùng sông nước. Được biết, giống me Thái ngon nổi tiếng hiện nay là giống trồng tại huyện Lom Kao, tỉnh Phetchabun, miền Bắc Thái Lan. Tại Việt Nam, cây me ngọt là một trong những số cây trồng có hiệu quả ở những vùng bị mặn xâm nhập và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cụ thể như ở Kế Sách, Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)…
Me Thái có hai loại gồm trái thẳng và cong. Giống me anh Dũng trồng là loại trái thẳng, vỏ màu nâu, cùi mịn và trong, hơi mềm, khi gần chín nhiều bột. Loại me ghép này lúc còn sống, mùi vị vẫn chua nhưng khi chuyển sang dốt, cùi me bắt đầu có bột, mùi vị trở nên ngọt, thơm và hấp dẫn. Theo anh Dũng, muốn cho trái me đạt chất lượng cao, trái to, dài và đẹp, người trồng phải bón thêm vôi và kali.
Me ngọt thường ra bông vào đầu mùa mưa và bắt đầu thu hoạch từ tháng 12 đến tháng tư năm sau. Sau khi thu hoạch thay vì lột vỏ, phơi khô hoặc sấy khô như me Thái, me Lào đưa sang Việt Nam bán ở các vùng biên giới Tịnh Biên, thị xã Châu Đốc (An Giang), vườn me ở Mỹ Xuyên lại bán nguyên trái tươi (me dốt) cho du khách ăn liền tại chỗ. Nhờ hương vị chua chua, ngòn ngọt lại thơm ngon, mềm mại nên khách hàng rất ưa thích. Tới mùa, du khách kéo nhau đến tận vườn tham quan và thưởng thức tại chỗ với giá từ 20.000 - 60.000 đ/ kg, tùy theo loại và thời điểm (giá cao gấp 2, 3 lần me Thái sấy khô).
Từ thành công đó, với 255 gốc me 12 năm tuổi, mỗi năm gia đình anh Dũng thu nhập trên 200 trăm triệu đồng, đặc biệt năm nay năng suất cao hơn nhiều so với các năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là xoài, vải, chuối, thanh long, chôm chôm… Thời gian tới, Việt Nam sẽ bổ sung một số hoa quả vào danh mục xuất khẩu như vú sữa, xoài, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vải sang các thị trường khó tính Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia.

Cụ thể như tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ sản xuất kinh doanh cà phê về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc thực hiện đúng quy trình thu hoạch cà phê chín với tỷ lệ trên cây từ 90% trở lên, không hái quả xanh cũng như để chín quá làm khô, rụng.

Đồng Nai nổi tiếng có những vùng bưởi ngon, như: bưởi đường lá cam Tân Triều, bưởi ruột hồng Định Quán... Tuy nhiên, loại trái ngon này vẫn chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để phát triển cây bưởi bền vững, việc tăng diện tích cần gắn với cơ hội thị trường, nhất là hướng đến xuất khẩu.

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.