Trồng Me Ngọt Cho Thu Nhập Cao

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã trồng thử nghiệm me ngọt (giống Thái), mang lại hiệu quả đáng kể. Người trồng thành công nhất là mô hình của anh Hồ Quang Dũng ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên - Trà Vinh. Anh Dũng cho biết với diện tích 2 hecta, anh đã trồng trên 250 cây, hiện đang cho trái sum suê, năng suất bình quân mỗi cây khoảng 100 kg/vụ.
Giống me anh Dũng đang trồng là me chua ghép với me ngọt Thái Lan do một công ty giống ở TP. Hồ Chí Minh sản xuất. Nhờ cây ghép nên chỉ sau 4 năm chăm sóc là cây bắt đầu ra hoa và đậu trái. Theo các nhà khoa học, me là loài cây bán hoang mạc nên khả năng chịu mặn rất tốt, năng suất và chất lượng trồng tại các vùng đất cát khô cằn hoặc vùng ven biển vẫn cho trái sai và chất lượng không thua gì trồng ở vùng sông nước. Được biết, giống me Thái ngon nổi tiếng hiện nay là giống trồng tại huyện Lom Kao, tỉnh Phetchabun, miền Bắc Thái Lan. Tại Việt Nam, cây me ngọt là một trong những số cây trồng có hiệu quả ở những vùng bị mặn xâm nhập và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cụ thể như ở Kế Sách, Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)…
Me Thái có hai loại gồm trái thẳng và cong. Giống me anh Dũng trồng là loại trái thẳng, vỏ màu nâu, cùi mịn và trong, hơi mềm, khi gần chín nhiều bột. Loại me ghép này lúc còn sống, mùi vị vẫn chua nhưng khi chuyển sang dốt, cùi me bắt đầu có bột, mùi vị trở nên ngọt, thơm và hấp dẫn. Theo anh Dũng, muốn cho trái me đạt chất lượng cao, trái to, dài và đẹp, người trồng phải bón thêm vôi và kali.
Me ngọt thường ra bông vào đầu mùa mưa và bắt đầu thu hoạch từ tháng 12 đến tháng tư năm sau. Sau khi thu hoạch thay vì lột vỏ, phơi khô hoặc sấy khô như me Thái, me Lào đưa sang Việt Nam bán ở các vùng biên giới Tịnh Biên, thị xã Châu Đốc (An Giang), vườn me ở Mỹ Xuyên lại bán nguyên trái tươi (me dốt) cho du khách ăn liền tại chỗ. Nhờ hương vị chua chua, ngòn ngọt lại thơm ngon, mềm mại nên khách hàng rất ưa thích. Tới mùa, du khách kéo nhau đến tận vườn tham quan và thưởng thức tại chỗ với giá từ 20.000 - 60.000 đ/ kg, tùy theo loại và thời điểm (giá cao gấp 2, 3 lần me Thái sấy khô).
Từ thành công đó, với 255 gốc me 12 năm tuổi, mỗi năm gia đình anh Dũng thu nhập trên 200 trăm triệu đồng, đặc biệt năm nay năng suất cao hơn nhiều so với các năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Việc giảm giá này là hậu quả tất yếu khi mà người tiêu dùng e ngại với thịt lợn trước thông tin nhiều trang trại trong khu vực vẫn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Qua 2 năm đã có 10/13 tỉnh thành ở ĐBSCL xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp và ban hành kế hoạch hành động.

Ngày 11/8, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt vùng quy hoạch phát triển cao su xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn với diện tích 893 ha.

Đến nay toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi. Trong đó diện tích trồng mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 750 ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn.
Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố đặc sản này là một trong số 50 loại trái cây nổi tiếng và giá trị bậc nhất Việt Nam; năm 2013, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo vinh danh lọt vào top 10 loại trái cây ngon bậc nhất Việt Nam. Cây cam sành đã khẳng định được vị thế là cây trồng mũi nhọn mang lại cuộc sống ấm no, giàu có cho người dân.