Trồng mận an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn
Vài năm trở lại đây, diện tích mận An Phước ở huyện lai Vung bị thu hẹp mạnh do nhiều yếu tố tác động như: đầu ra không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh, dịch hại từ ong chuỗi... là những nguyên nhân chính khiến nhà vườn không mặn mà với loại cây trồng này.
Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu xuất khẩu đối với sản phẩm mận an toàn của một số doanh nghiệp tư nhân, nhiều nhà vườn trồng mận ở Lai Vung tìm đến những phương thức sản xuất mới đáp ứng nhu cầu các đơn vị thu mua và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn.
Mô hình được nhà vườn ở huyện Lai Vung ứng dụng gần đây là sử dụng kỹ thuật nhà lưới vào sản xuất mận An Phước. Ngoài các khoản chi phí đầu tư thông thường thì trên đơn vị diện tích khoảng 2.000m2, nhà vườn phải đầu tư thêm nhà lưới từ 10 - 12 triệu đồng, nhà lưới có thể được sử dụng từ 12 - 18 tháng.
Mặc dù, khá tốn kém cho chi phí đầu tư nhà lưới ban đầu, song hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại rất cao.
Anh Lê Ngọc Giàu ngụ ấp Định Phú, xã Định Hòa chia sẻ: “Khi sử dụng nhà lưới, nhà vườn sẽ kiểm soát tốt những tác hại do ong chuỗi và sâu bướm gây ra, tỷ lệ trái đạt chuẩn cũng tăng hơn nhiều so với ngoài mô hình. Do kiểm soát được vấn đề côn trùng gây hại nên số lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm từ 50 - 60%.
Từ đó, giúp nhà vườn tiết kiệm được chi phí sản xuất đồng thời người tiêu dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm sạch, an toàn”.
Ông Lê Anh Su, thương lái thu mua sản phẩm mận an toàn ở huyện Lai Vung cho biết: “Nhằm khuyến khích nhà vườn sản xuất mận An Phước theo kỹ thuật an toàn, chúng tôi đã đầu tư vốn cho nhiều nhà vườn để mở rộng mô hình. Bên cạnh giúp tăng năng suất cũng như tăng tỷ lệ trái loại I, thì mận được sản xuất trong nhà lưới có thời gian bảo quản lâu hơn so với mận trồng bên ngoài.
Đặc biệt, nếu mận đạt tiêu chuẩn, giá thu mua dao động từ 20 - 25 ngàn đồng/kg, trong khi đó, mận trồng bên ngoài chỉ từ 5 - 8 ngàn đồng/kg, vì mận trồng bên ngoài tỷ lệ hao hụt rất cao.
Trung bình 1.000m2, nhà vườn có thể thu hoạch từ 7 - 9 tấn/năm, nếu trồng trong mô hình nhà lưới, tỷ lệ trái đạt chuẩn có thể trên 85% trong khi ở ngoài mô hình vào những tháng mùa mưa tỷ lệ trái đạt chuẩn chỉ khoảng trên 15%”.
Một số nhà vườn cũng thông tin thêm, khi sử dụng nhà lưới, nhiệt độ trong vườn giảm so với môi trường bên ngoài, vì vậy rất thích hợp cho mận An Phước phát triển. Bên cạnh việc áp dụng mô hình trồng mận trong nhà lưới, nhà vườn huyện Lai Vung còn áp dụng kỹ thuật tuyển trái vào giai đoạn lúc trái còn non. Kỹ thuật này giúp cho mận có kích cỡ và màu sắc đồng đều, từ đó bán được giá cao và dễ tiêu thụ hơn.
Mặc dù là mô hình tự phát, song sản xuất mận An Phước trong nhà lưới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, từng bước tác động làm thay đổi tập quán và thói quen canh tác của bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chị Chuẩn lý giải rất hợp lý: Chăn nuôi trâu bò, đòi hỏi phải có nhiều vốn và điều kiện chăn thả cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó, chỉ cần tầm 7 triệu đồng là đã có một cặp dê giống. Hơn nữa, dê còn có khả năng kháng bệnh cao và không chiếm quá nhiều diện tích đất làm chuồng trại, nên mô hình này rất phù hợp với những ai ít vốn hoặc những người mới bắt đầu khởi nghiệp.

Vừa dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trang trại, anh Võ Văn Lựu vừa hồ hởi cho biết: Lớn lên trên vùng đất Tú Loan (xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chứng kiến cảnh người dân quanh năm vất vả với độc canh cây lúa, đất cằn nên cuộc sống cứ mãi chật vật. Trăn trở để tìm hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy điều kiện đất đai ở đây với diện tích đất hoang hóa còn lại khá nhiều, cộng với nhiều trảng cát rộng, rất phù hợp cho chăn nuôi đà điểu.

Hiện nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang nuôi hươu lấy nhung để phát triển kinh tế. Nhiều hộ thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này. Thu gần 200 triệu đồng/năm chỉ từ 12 con hươu của gia đình ông Nguyễn Viết Long ở ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh) là minh chứng.

Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.