Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng mận an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn

Trồng mận an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn
Ngày đăng: 17/04/2015

Vài năm trở lại đây, diện tích mận An Phước ở huyện lai Vung bị thu hẹp mạnh do nhiều yếu tố tác động như: đầu ra không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh, dịch hại từ ong chuỗi... là những nguyên nhân chính khiến nhà vườn không mặn mà với loại cây trồng này.

Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu xuất khẩu đối với sản phẩm mận an toàn của một số doanh nghiệp tư nhân, nhiều nhà vườn trồng mận ở Lai Vung tìm đến những phương thức sản xuất mới đáp ứng nhu cầu các đơn vị thu mua và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn.

Mô hình được nhà vườn ở huyện Lai Vung ứng dụng gần đây là sử dụng kỹ thuật nhà lưới vào sản xuất mận An Phước. Ngoài các khoản chi phí đầu tư thông thường thì trên đơn vị diện tích khoảng 2.000m2, nhà vườn phải đầu tư thêm nhà lưới từ 10 - 12 triệu đồng, nhà lưới có thể được sử dụng từ 12 - 18 tháng.

Mặc dù, khá tốn kém cho chi phí đầu tư nhà lưới ban đầu, song hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại rất cao.

Anh Lê Ngọc Giàu ngụ ấp Định Phú, xã Định Hòa chia sẻ: “Khi sử dụng nhà lưới, nhà vườn sẽ kiểm soát tốt những tác hại do ong chuỗi và sâu bướm gây ra, tỷ lệ trái đạt chuẩn cũng tăng hơn nhiều so với ngoài mô hình. Do kiểm soát được vấn đề côn trùng gây hại nên số lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm từ 50 - 60%.

Từ đó, giúp nhà vườn tiết kiệm được chi phí sản xuất đồng thời người tiêu dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm sạch, an toàn”.

Ông Lê Anh Su, thương lái thu mua sản phẩm mận an toàn ở huyện Lai Vung cho biết: “Nhằm khuyến khích nhà vườn sản xuất mận An Phước theo kỹ thuật an toàn, chúng tôi đã đầu tư vốn cho nhiều nhà vườn để mở rộng mô hình. Bên cạnh giúp tăng năng suất cũng như tăng tỷ lệ trái loại I, thì mận được sản xuất trong nhà lưới có thời gian bảo quản lâu hơn so với mận trồng bên ngoài.

Đặc biệt, nếu mận đạt tiêu chuẩn, giá thu mua dao động từ 20 - 25 ngàn đồng/kg, trong khi đó, mận trồng bên ngoài chỉ từ 5 - 8 ngàn đồng/kg, vì mận trồng bên ngoài tỷ lệ hao hụt rất cao.

Trung bình 1.000m2, nhà vườn có thể thu hoạch từ 7 - 9 tấn/năm, nếu trồng trong mô hình nhà lưới, tỷ lệ trái đạt chuẩn có thể trên 85% trong khi ở ngoài mô hình vào những tháng mùa mưa tỷ lệ trái đạt chuẩn chỉ khoảng trên 15%”.

Một số nhà vườn cũng thông tin thêm, khi sử dụng nhà lưới, nhiệt độ trong vườn giảm so với môi trường bên ngoài, vì vậy rất thích hợp cho mận An Phước phát triển. Bên cạnh việc áp dụng mô hình trồng mận trong nhà lưới, nhà vườn huyện Lai Vung còn áp dụng kỹ thuật tuyển trái vào giai đoạn lúc trái còn non. Kỹ thuật này giúp cho mận có kích cỡ và màu sắc đồng đều, từ đó bán được giá cao và dễ tiêu thụ hơn.

Mặc dù là mô hình tự phát, song sản xuất mận An Phước trong nhà lưới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, từng bước tác động làm thay đổi tập quán và thói quen canh tác của bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Rau quả Việt Nam có nhiều tiềm năng ở vùng Vịnh Rau quả Việt Nam có nhiều tiềm năng ở vùng Vịnh

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương, nhu cầu nhập khẩu rau quả, cây cảnh của các quốc gia vùng Vịnh (GCC) ngày càng tăng cao sẽ là cơ hội lớn cho một số loại trái cây Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long.

04/05/2015
Đã “giải cứu” 1.000 tấn hành tím Đã “giải cứu” 1.000 tấn hành tím

Dù đang dịp nghỉ lễ nhưng tại thị xã Vĩnh Châu và TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không khí “giải cứu” 50.000 tấn hành tím tồn đọng đang rất khẩn trương nhằm giúp nông dân thoát cảnh trắng tay, nợ nần. Tính đến ngày 30-4, sản lượng hành tím được “giải cứu” khoảng 1.000 tấn.

04/05/2015
Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc

Bộ Nông nghiệp Úc mới đây đã có văn bản chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam.

04/05/2015
Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.

04/05/2015
Quy hoạch vùng sản xuất để nâng cao chất lượng khoai lang Quy hoạch vùng sản xuất để nâng cao chất lượng khoai lang

Theo Quyết định số 1926/QĐ-UBND, ngày 18/12/2014 của UBND tỉnh về quy hoạch vùng sản xuất khoai lang đảm bảo an toàn thực phẩm tại các huyện trọng điểm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thì 3 huyện là Đắk Song, Tuy Đức và Đắk Glong là các địa phương được chọn trong vùng quy hoạch vùng sản xuất.

04/05/2015