Trồng lạc lãi cao

Mô hình được tổ chức tại thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình với diện tích 20 ha. Kết quả lạc cho năng suất từ 36 - 40 tạ/ha.
Tham gia mô hình, ông Lê Văn Võ, đội 11, thôn Phước Quý được hỗ trợ giống và phân bón SX 2 sào lạc. Ruộng lạc của ông thu hoạch sớm bán được 8 triệu đồng.
“Cây lạc L23 sinh trưởng khá tốt trên chân đất lúa, TGST 105-110 ngày, thời gian ra hoa tập trung. Trong quá trình trồng ít nhiễm sâu bệnh hơn so với những chân ruộng trồng giống lạc sẻ Tây Nguyên đại trà.
1 sào lạc đầu tư khoảng 1,9 triệu đồng cho thu 4 triệu đồng. Trong khi đó, 1 sào lúa đầu tư 1,2 triệu đồng cho thu 1,6 triệu đồng, tính ra lợi nhuận từ cây lạc cao gấp 4 lần so với lúa”, ông Võ hạch toán.
Thực hiện chuyển đổi cây trồng, từ năm 2009 - 2014, Trung tâm KN-KN Quảng Nam đã xây dựng 13 mô hình trồng lạc trên chân đất lúa vụ hè, HT tại 8 huyện, thành phố với giống lạc mới như LDH01, L23, L14... đều cho năng suất từ 22-37 tạ/ha.
Ông Trần Văn Tương, GĐ Trung tâm KN-KN Quảng Nam cho rằng, cần sớm có chính sách cụ thể hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, đặc biệt là lạc, ngô; liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho bà con.
Còn theo ông Lê Muộn, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam, hiện nay hệ thống tưới tiêu trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi SX. Sắp tới, tỉnh sẽ mạnh tay quy hoạch đồng ruộng và kêu gọi các nhà đầu, doanh nghiệp liên kết với bà con để giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
"Lạc là cây trồng truyền thống của nông dân Quảng Nam và là cây trồng có diện tích đứng thứ 3 sau cây lúa và cây ngô. Hiện toàn tỉnh có khoảng 11.000 ha lạc. Tiềm năng diện tích lạc của Quảng Nam còn có thể mở rộng hơn nữa nhờ chuyển đổi cây trồng đang được đẩy mạnh", ông Muộn nói.
Có thể bạn quan tâm

Đầu mùa vải năm nay, do quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc xấu đi, có thời điểm xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều rất khó khăn. Nhưng không ngờ, chính từ chỗ khó, với những nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, Bắc Giang và Hải Dương đã có một vụ mùa bội thu.

Giá cá tra nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với năm 2013 ở mức từ 650 – 4.050 đồng/kg (mức tăng từ 3,2% - 18,7%). Mức cao nhất tập trung vào giữa tháng 3 và tháng 4. Giá cá nguyên liệu năm 2014 cao hơn năm 2013 do cơ cấu trong chi phí giá thành sản xuất tăng lên như thức ăn, con giống, thuốc thủy sản và các chi phí khác có liên quan.

Do đó, Bộ Công thương đã có công văn yêu cầu Sở Công thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục quản lý thị trường phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành điều tra, xác minh qua các khâu, cho đến đối tượng đầu tiên cung cấp hàng hóa; xử lý nghiêm tận gốc các hành vi vi phạm.

Tại TP.HCM, giá hành tím hiện khoảng 30.000 đồng/kg, giảm gần một nửa so với đầu vụ (giá 50.000-60.000 đồng/kg). Trong khi đó, gừng đang ở mức giá cao 90.000-110.000 đồng/kg. Các tiểu thương cho biết giá gừng cao là do cuối mùa nên nguồn cung ít.

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng chính sách mới. Thị trường vẫn chưa hết khó, trong khi nợ nần, thiếu vốn đang dồn ép nghề nuôi cá. Họ kỳ vọng Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, sẽ sớm chấn chỉnh, vực dậy ngành hàng cá tra.