Trồng Khoai Trên Đất Lúa

Chúng tôi về thôn Lập Định 3, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thấy những ruộng khoai sáp xanh mơn mởn.
Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.
Tương tự, nhiều bà con cũng nhờ khoai sáp mà thoát nghèo, có chút dư giả. Trước khi trồng khoai sáp, gia đình Nguyễn Thị Tâm trồng lúa năng suất thấp, ít lãi. Vụ khoai gần đây bà trồng 5 sào, thu hoạch 7,5 tấn, trừ chi phí lãi hơn 30 triệu đồng. Bà đang tiếp tục thuê đất trồng thêm 5 sào khoai sáp nữa.
Cách ruộng khoai nhà bà Tâm không xa, ruộng nhà anh Phan Tấn Đức, người cùng thôn đang thu hoạch 2,5 sào khoai sáp. “Mặc dù thời điểm này, giá khoai sáp hạ còn 10.000 đ/kg giảm 5.000 đồng/kg so với trước Tết, nhưng nếu so với trồng lúa thì thấy khoai lợi nhuận vẫn cao hơn. Trung bình 1 sào này tôi thu được 1,5 tấn củ lãi hơn 8 triệu đồng", anh Đức nói.
Theo người dân nơi đây, khoai sáp rất dễ trồng, trồng bằng củ hay trồng bằng ngó; khoảng cách giữa 2 luống là 70 cm, giữa 2 cây là 25 cm. Cây khoai sáp thích hợp trên chân ruộng vì đất luôn ẩm ướt. Tuy nhiên giai đoạn cây làm củ cần tăng cường bón phân kali để tăng hàm lượng bột cho củ. Nếu trồng khoai sáp liên tục trên ruộng thì trước khi trồng phải bón vôi để diệt khuẩn, phèn. Từ khi trồng đến khi thu hoạch khoai phải mất trên 6 tháng và 2 năm trồng 3 vụ. Theo ông Võ Văn Minh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Hòa, khoai sáp là cây trồng có hiệu quả, lợi nhuận kinh tế cao nên bà con ngày càng đầu tư mở rộng diện tích. Hiện toàn xã có trên 40 ha (tăng 15 ha so với năm ngoái) tập trung chủ yếu ở các thôn Lập Định 1, Lập Định 2, Lập Định 3 trên chân ruộng lúa 1 - 2 vụ. Cũng theo ông Minh, để mô hình phát triển bền vững, giúp nông dân tăng thu nhập, năm 2010, địa phương đã thành tổ liên kết trồng khoai sáp Đồng Bé với 12 thành viên tham gia, diện tích canh tác hơn 10 ha. Tổ liên kết được tập huấn chuyển giao TBKT vào SX nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV; đồng thời chọn lựa kỹ về chất lượng và mẫu mã sản phẩm khi đưa vào tiêu thụ. Được sự hỗ trợ vốn của các ngành chức năng, tổ đã liên kết với tư thương đưa sản phẩm vào siêu thị. Mặc dù số lượng tiêu thụ chưa nhiều, nhưng giá cao và ổn định hơn thị trường bên ngoài.
Ông Lê Dương, thành viên Tổ liên kết cho biết, nhằm tránh tình trạng tư thương ép giá do bà con xuống giống và thu khoai sáp cùng thời điểm, các thành viên đã lên kế hoạch SX xen nhau để có thể luân phiên thu hoạch. Cách làm này không những hạn chế tình trạng bị tư thương ép giá, mà có thể hỗ trợ công lao động cho nhau.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân

Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.