Trồng Khoai Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Để tránh tình trạng việc trồng khoai lang không theo quy hoạch dẫn đến mất mùa, không bán được giá, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai thí điểm mô hình cánh đồng mẫu theo quy trình sản xuất sạch VietGAP tại ấp Thành Hậu (xã Thành Đông, huyện Bình Tân).
Hiện đã có 43 hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu (CĐM) khoai lang trên diện tích 40ha đang bước vào vụ thu hoạch. So với những hộ ngoài mô hình, những hộ dân này vui hơn vì chi phí sản xuất thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn.
Ông Trần Thanh Hoàng, nông dân tham gia CĐM khoai lang ấp Thành Hậu, phấn khởi: “Tôi có 8 công (8.000m2) khoai lang làm theo quy trình sản xuất VietGAP. Theo tôi tính, chi phí cho một công sẽ giảm khoảng 3 triệu đồng so với trước khi vào mô hình, đặc biệt là chất lượng khoai rất đẹp và sạch”.
Chúng tôi tìm hiểu được biết, thay vì sử dụng phân hóa học, khi tham gia mô hình CĐM, người dân toàn sử dụng phân sinh học nên rất có lợi cho môi trường. Hơn nữa, dây và củ khoai phát triển rất tốt, hiếm có sâu bệnh xuất hiện, nếu có xuất hiện cũng với mật độ rất thấp và dễ phòng trị.
Theo tính toán của nhiều hộ nông dân tham gia mô hình, trong vụ khoai đầu tiên này, năng suất khoai đạt bình quân từ 36 đến 37 tạ (60kg)/công, cao hơn ngoài mô hình từ 1 đến 2 tạ/công, theo đó khoai thu hoạch loại 1 cũng nhiều hơn ngoài mô hình từ 300 -500kg/công.
Mặt khác tham gia mô hình chi phí sẽ giảm 30% nên lợi nhuận thu về nhiều hơn khoảng 3 triệu đồng/công. Với giá khoai từ 820 -850 nghìn đồng/tạ thì người dân sẽ thu lời từ 135-150 triệu đồng/ha.
Khoai lang Bình Tân là nhãn hiệu tập thế
Được biết, khoai lang Bình Tân đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Cùng với việc triển khai mô hình trên, đây là bước ngoặt mới mở ra cho khoai lang Bình Tân chỗ đứng có tính bền vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước.
Ông Võ Văn Theo- Trưởng Phòng NNPTNT huyện Bình Tân, cho biết: “Tham gia mô hình CĐM khoai lang thì người dân sẽ có nhiều cái lợi là hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, tiết kiệm được chi phí, biết áp dụng các loại thuốc sinh học. Ngoài ra, bà con còn ghi được nhật ký ngoài đồng, bảo vệ môi trường, người dân tiêu thụ sản phẩm sẽ an tâm hơn”.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, việc phát triển diện tích khoai lang ở huyện Bình Tân là phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh, nhằm đẩy mạnh việc đưa cây màu xuống đất ruộng kém hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người dân. Vì vậy, theo kế hoạch, đến cuối năm 2014 này, diện tích trồng khoai lang của huyện Bình Tân sẽ đạt gần 1.000ha. Theo đó, mô hình CĐM khoai lang này cũng sẽ được mở rộng thêm ở một số địa phương lân cận xã Thành Đông.
Có thể bạn quan tâm

13 hộ trong THT nuôi cá lóc ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn hết sức phấn khởi vì sản phẩm của họ đã được bao tiêu thu mua ổn định. Trung bình mỗi ngày, THT giao cho siêu thị Metro tại TP Cần Thơ khoảng 200 kg, tuy không nhiều so với sản lượng cả tổ đã nuôi được, nhưng nhờ giá cả ổn định ở mức khá, và có hợp đồng lâu dài nên bà con yên tâm sản xuất.

Mùa bắt tôm hùm giống đã vào chính vụ từ hơn 2 tháng nay, nhưng lượng tôm giống bắt được ít hơn so với mọi năm. Việc khan hiếm tôm hùm giống không chỉ là nỗi buồn của những ngư dân làm nghề săn tôm hùm giống, mà còn gây không ít khó khăn cho những người nuôi loài đặc sản này…

Với giá bán hiện nay, được khoảng 24 triệu đồng. Nếu trừ chi phí: giống, tiền cày, tiền công thu hoạch, máy bung bắp... hết 13 triệu đồng thì số còn lại xem như đủ tiền công của hai vợ chồng làm gần 4 tháng. Điều may cho anh Ngọc là đất của anh được miễn 100% thủy lợi phí nên chưa tới phải lỗ trong vụ bắp này.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), hai cây trồng chủ lực của huyện là bưởi và xoài đang phát triển nhanh về diện tích.

Trong thời gian qua, bệnh đốm trắng xảy ra nhiều trên cây thanh long, làm cho nhà vườn đang gặp không ít khó khăn; còn các nhà chuyên môn thì loay hoay tìm hướng xử lý.