Trồng Khoai Môn Sáp Thái Lan Cho Thu Nhập Cao

Nông dân Mai Văn Nên trồng 12 công khoai môn sáp Thái Lan ở khu vực Tà Lọt sau lưng núi Cấm, xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) đạt hiệu quả cao. Ông Nên cho biết, khoai môn sáp Thái Lan được mua giống từ Campuchia, sau 6 tháng trồng cho thu hoạch. Với diện tích 1,2 héc-ta, năng suất đạt 3 tấn/công, thương lái mua với giá 9.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông Nên còn lời hơn 260 triệu đồng.
Khoai môn sáp Thái Lan được thị trường Campuchia tiêu thụ mạnh nên nhiều nhà vườn trên núi Dài (Tri Tôn) trồng dưới tán rừng để tăng thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.

Để giải cứu cá tra, cần nhân rộng mô hình liên kết hiệu quả 4 bên: Nông dân, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp cung ứng thức ăn và hệ thống ngân hàng.

Trước cơn lốc nhập khẩu bò ngoại, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân vừa có chuyến đi khảo sát thực tế bên Úc và chia sẻ ngay với NNVN.

VFA hoạt động như một cơ quan quản lý ngành hàng dựa trên các biện pháp hành chính là chủ yếu. Điều này đôi lúc đã làm cho thị trường lúa gạo của nước ta bị bóp méo, cứng nhắc.

Hiện trên thị trường kinh doanh bò Úc có khoảng 14 - 15 công ty lớn, trong đó có khá nhiều các “đại gia” lừng lẫy một thời ở các lĩnh vực tài chính, tiêu dùng... Sự tham gia của họ đang được kỳ vọng sẽ thay đổi cơ cấu ngành nuôi và kinh doanh bò truyền thống.