Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Khoai Lang Vụ Xuân Hè

Trồng Khoai Lang Vụ Xuân Hè
Ngày đăng: 22/06/2012

Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ, thích hợp nhất là trồng vào tháng 5 - 6 dương lịch hay tháng 11 - 12 (sau mùa lúa).

Nếu là đất thịt thì cần được cày xới kỹ, sâu khoảng 15 - 20cm và sạch cỏ. Đất cát không cần sửa soạn, nhưng phải đảm bảo ẩm độ đất. Lên luống rộng 70 - 100cm, cao 30 - 50cm, rãnh luống rộng 30 - 40cm. Rạch hàng dọc luống sâu 10 - 15cm để bỏ phân lót chuẩn bị cho đặt dây. Đất cát chỉ cần lên luống thấp hay không cần lên luống.

Có thể nhân giống thông thường bằng dây hoặc bằng củ. Dây giống phải đảm bảo khoẻ mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa, dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 - 75 ngày tuổi. Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống 25 - 30cm. Lưu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ. Mật độ trồng: 38.000 - 40.000 dây/ha. Khoảng cách dao động 5 - 6 dây/m chiều dài luống.

Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngọn trên mặt luống 5 - 10cm (2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5cm. Tùy theo giống, thời vụ, đất đai và điều kiện thâm canh có thể bón theo các mức thâm canh trung bình và thâm canh cao. Với mức thâm canh trung bình trên 1ha bón 10 tấn phân chuồng + 250kg super lân + 130kg urê + 120kg clorua kali. Với mức thâm canh cao bón 15 tấn phân chuồng + 400kg super lân + 250kg urê + 200kg clorua trên 1ha.

Bón lót theo rạch trên luống với liều lượng toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân kali. Bón thúc sau khi trồng 30 - 40 ngày, dùng cày hoặc cuốc xả luống bón 2/3 lượng phân đạm + 2/3 lượng phân kali còn lại kết hợp bón tro bếp, sau đó vun lại vồng khoai. Phân được bón thành băng, dọc theo hàng khoai lang, cách gốc khoảng 10-15cm, sâu khoảng 5-10cm.

Sau khi trồng 30 - 40 ngày cần xới xáo, cày (hoặc cuốc) xả hông luống. Bón thúc sớm kết hợp cày xả hông luống. Sau đó lấp kỹ và vun vồng cao tạo điều kiện để củ phát triển. Lưu ý thân lá phát triển thường có nhiều rễ phụ (nông dân gọi là rễ đực) bám trên mặt luống làm tiêu hao dinh dưỡng. Do vậy, sau trồng 45 - 50 ngày phải nhấc dây để đứt dễ phụ và vén dây gọn trên mặt luống nhằm tập trung dinh dưỡng cho khoai phình củ. Sau khi trồng 74 - 80 ngày đã có thể thu hoạch sớm (vụ thu đông khoảng 85 - 90 ngày). Nếu để quá thời gian thu hoạch, củ sẽ bị già, dễ nảy mầm trên củ.

Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Con Giống Vật Nuôi Bản Địa Người Chăn Nuôi Thờ Ơ Phát Triển Con Giống Vật Nuôi Bản Địa Người Chăn Nuôi Thờ Ơ

Ngành chăn nuôi hiện đang sử dụng nhiều loại con giống khác nhau, nhưng chủ yếu là giống nhập khẩu. Người dân không mặn mà với việc chăn nuôi từ con giống nội địa như trước bởi năng suất thấp, hiệu quả không cao. Một số nơi còn cung cấp con giống kém chất lượng, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

13/06/2013
Sau Tôm Lại Đến Lượt Cá Chết Hàng Loạt Sau Tôm Lại Đến Lượt Cá Chết Hàng Loạt

Hiện tượng tôm chết hàng loạt ở xã Tượng Sơn chưa nguôi thì vài ngày nay, nhiều hộ dân ở xã Thạch Tân (Thạch Hà - Hà Tĩnh) lại điêu đứng vì cá chết.

04/07/2013
Một Hướng Đi Mới Của Người Chăn Nuôi Một Hướng Đi Mới Của Người Chăn Nuôi

Với mục đích nghiên cứu, chọn lọc và nhân giống làm cơ sở bảo tồn các giống heo địa phương trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thực hiện “Thử nghiệm một số cặp lai giữa heo rừng Thái Lan và heo bản địa tại Gia Lai”.

04/07/2013
Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá

Ông Nguyễn Văn Em (Tám Em) ở thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết, Bình Thuận) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, năm 2006 ông Tám Em đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây dừa trên diện tích hơn 4.500 m2 của gia đình. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 4 năm ông đã thu hoạch được trái dừa tươi.

13/06/2013
Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối

Xã Tân Hiệp (Phú Giáo - Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác nuôi rắn mối với 15 thành viên. Trước đó, tại Tân Hiệp có 3 cá nhân trong tổ hợp tác nuôi thành công rắn mối và đây cũng là những nhân tố quan trọng để giúp cho các thành viên còn lại xây dựng thành công mô hình, hướng tới là nâng cao và bao tiêu sản phẩm.

05/07/2013