Trồng Khoai Lang Tím Nhật Lãi 3-4 Tỷ/năm

Hai bàn tay trắng, dắt díu vợ con chọn vùng đất nhiễm phèn nặng giữa Tứ giác Long Xuyên để mưu sinh, vậy mà bây giờ Phan Thành Tiến, ở ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã trở thành tỷ phú. Bí quyết gì? Tất cả nhờ vào cây khoai lang tím Nhật.
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ), Tiến đã trải qua nhiều năm bám ruộng đồng trồng màu và trồng lúa nhưng thu nhập không cao. Thấy khó làm ăn, Tiến cương quyết bỏ quê nhà cùng vợ con đi làm thuê cho các ông chủ trồng khoai lang ở Bình Tân (Vĩnh Long), Hòn Đất (Kiên Giang)...
Suốt 5 năm trời làm thuê, anh đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, nắm bắt kỹ thuật trồng và biết vùng đất nào thích hợp cây khoai lang cho năng suất cao. Năm 2009 anh được một người bạn mời về vùng đất ở xã Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn) chơi. Đó là một vùng đất rộng, trồng lúa một năm chỉ 1-2 vụ là tối đa nên người cho thuê đất khá nhiều. Nuôi ý định trồng khoai lang tím Nhật từ lâu nên Tiến thấy vùng đất này thích hợp quá.
Đầu năm 2010 anh quyết định cùng vợ con về Vĩnh Phước thuê đất trồng khoai lang. 5 năm đi trồng khoai lang mướn được 50 triệu đồng cộng thêm 2 chỉ vàng hồi môn lúc cưới, vợ chồng Tiến thuê 5 ha đất. Năm đầu tiên mua giống khoai lang tím Nhật ở Hòn Đất về trồng thử. Chưa đầy 1 tháng, ruộng khoai xanh tốt, ít bệnh. Đến vụ thu hoạch bán trên 200 triệu đồng. Thắng lợi to quá, Tiến đầu tư mở rộng diện tích thành 15 ha và thắng tiếp gần 350 triệu đồng ở vụ thứ hai.
Có đồng vốn kha khá, đầu năm 2011 gia đình anh dồn hết tiền thuê 52 ha để trồng tiếp khoai lang tím Nhật. Chỉ sau một thời gian ngắn, 52 ha đất vốn nhiễm phèn được phủ xanh mơn mởn toàn khoai lang tím Nhật. Bằng kinh nghiệm của mình, anh Tiến đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ cày xới, lên luống, bơm tưới, thu hoạch đều bằng máy. Nhân công chỉ nhặt khoai, chọn khoai và đóng gói nên chi phí rẻ.
Phan Thành Tiến nhớ lại: Lúc mới đến, nhiều người nhìn tôi với vẻ ái ngại. Trồng khoai xứ này nếu không may đê vỡ, hoặc chuột phá hoại thì bao nhiêu vốn liếng sẽ trôi theo dòng nước. Vậy mà bây giờ, ruộng khoai của anh nằm trong hệ thống đê bao, hơn 30 công nhân đang thu hoạch. Trên tay ông chủ Tiến là số tiền hơn 1 tỷ đồng vừa bán cho thương lái ngay tại ruộng. Tiến cười nói: "Đa phần bà con nông dân thường canh tác khoai lang trên vùng đất cao ráo, ít phèn để tránh rủi ro nhưng tôi thì ngược lại. Tôi chọn vùng đất nhiễm phèn giữa một vùng lũ để lên luống trồng khoai lang nhưng bây giờ khi củ khoai mới bằng ngón tay cái đã có thương lái đến hỏi mua". |
Khoai lang tím Nhật có thể trồng quanh năm và cho thu nhập cao, gấp đôi các loại khoai khác. Đây là giống khoai chất lượng cao, dễ trồng, từ 4- 4,5 tháng cho thu hoạch, năng suất từ 13-15 tấn/ha. Bình quân mỗi dây khoai cho từ 3-7 củ, ít bị sùng ăn.
Theo kinh nghiệm của anh Tiến, bón phân đầy đủ và thường xuyên phòng trừ sâu hại, xử lý nước kịp thời, năng suất, chất lượng khoai sẽ cao. Nếu bán theo giá hợp đồng 15.000 đồng/kg, vụ này anh thu về 7-9 tỷ đồng. Trừ hết các chi phí vật tư, tiền thuê đất và nhân công vẫn còn lãi từ 3-4 tỷ đồng. Sang năm 2012 anh sẽ mở rộng diện tích trồng khoai lang tím lên 100 ha.
Ông Nguyễn Văn Vân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn đánh giá: Anh Tiến là một nông dân giỏi, dám nghĩ dám làm. Anh là người đầu tiên trồng khoai lang làm giàu trên vùng đất lũ của xã Vĩnh Phước này. Góp phần đưa nền kinh tế nông nghiệp ở một xã nghèo vươn lên và tạo công ăn việc làm ổn định cho 40 lao động tại địa phương
Có thể bạn quan tâm

Tại diễn đàn “Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 31/5/2014 tại Bến Tre, bên cạnh chia sẻ về sản xuất và tiêu thụ trái cây, một số nhà chuyên môn đã đưa ra những khuyến cáo cần thận trọng đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này. Dù xuất khẩu trái cây đang tăng cao.

Dám nghĩ, dám làm và tận dụng mọi điều kiện để khai thác hết tiềm năng của đất, lao động của gia đình, đồng thời ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi là cách mà người dân ấp 8, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời đã làm để vươn lên ổn định cuộc sống.

Nắng nóng kéo dài trong mấy tháng qua đã làm cho nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trước tình hình này, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp chống hạn cho cây trồng vụ Hè Thu (HT), cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người và gia súc.

Biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sản, nghề cá và cộng đồng ngư dân. Trong đó nhiệt độ trái đất tăng khiến lượng mưa thay đổi, mực nước biển dâng sẽ khiến cả sản lượng đánh bắt và nuôi trồng bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc đánh bắt sẽ ảnh hưởng do mật độ bão dày đặc và cường độ lớn hơn.

Ngày 3/6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số bất cập trong Nghị định 36 về nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra vừa ban hành; đồng thời lùi thời gian bắt đầu thực hiện đến 1/7/2015, thay vì từ 20/6 năm nay.