Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính

Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính
Ngày đăng: 13/10/2014

Việc chuyển đổi hợp lý từ trồng rau màu sang hoa hồng, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã giúp gia đình anh Phạm Quốc Đồng (39 tuổi, P.4, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân ở TP.Đà Lạt nên Phạm Quốc Đồng đã quen với cảnh “chân lấm tay bùn” từ lúc còn nhỏ.

Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.

“Thấy một số người trồng hoa hồng mang lại hiệu quả, mình tìm hiểu kỹ rồi về bàn với vợ chuyển đổi một ít đất sang trồng thử loài hoa này. Thật bất ngờ, hiệu quả mang lại tốt hơn việc trồng rau nên sau đó gia đình mình chuyển hết diện tích sang trồng hoa hồng trong nhà kính”, anh Đồng kể.

Sau khi có nguồn hoa, đích thân anh Đồng đến nhiều tỉnh thành tìm đầu mối tiêu thụ hoa với giá ổn định. Làm ăn có hiệu quả, gia đình anh mua thêm 2,5 sào đất (2.500 m2) rồi đầu tư nhà kính tiếp tục trồng hoa hồng. “Khoảng 4 năm trước, mình đã đầu tư thêm hệ thống tưới nhỏ giọt để phục vụ trồng hoa, phân bón cho cây được đưa qua hệ thống này.

Từ đó năng suất tăng lên đáng kể, hơn 30%, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí khác như: công lao động, nước tưới, phân bón (chỉ bằng một nửa so với trước kia) và đặc biệt là cây ít bị nấm bệnh hơn, do dùng hệ thống tưới nhỏ giọt này cây không bị ướt lá nhiều như tưới bình thường nên độ ẩm cũng ít hơn...”, anh Đồng nói.

Hiện bình quân mỗi tháng, vườn hoa hồng cho thu hoạch 40.000 bông, với giá bán bình quân 1.000 đồng/bông, mang doanh thu về cho gia đình anh gần nửa tỉ đồng/năm. Anh Đồng cho biết thêm, với sản lượng này anh không đủ hàng cung cấp cho thị trường nên mới đây đã thuê 1.500 m2 đất tiếp tục đầu tư sản xuất.

Anh Phạm Quốc Đồng chia sẻ: “Với nghề trồng hoa này, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn đòi hỏi người trồng phải có tính cần cù, chịu khó chăm cây “như chăm em bé”. Thường xuyên chăm sóc mới thấy được cây bị bệnh gì, sâu gì để biết xử lý kịp thời cho cây phát triển, bởi cây hoa hồng nếu bị nấm bệnh mà không biết để chừng 3 ngày là rụng lá hết và coi như hỏng ăn nguyên cả một lứa, sau đó vực lại cũng rất khó khăn”.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng quế Chuyển 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng quế

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chỉ để 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.

27/11/2015
Nông dân U Minh trúng đậm vụ lúa lỡ Nông dân U Minh trúng đậm vụ lúa lỡ

Tận dụng diện tích đất trống sau khai thác, trước khi chờ thời gian trồng vụ tràm mới, nhiều hộ dân trên lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) trồng vụ lúa thần nông (gọi là vụ lúa lỡ) để kiếm thêm thu nhập, hiện lúa đã đến ngày thu hoạch.

27/11/2015
Trồng hành tăm vụ đông thu nhập trên 200 triệu đồng/ha Trồng hành tăm vụ đông thu nhập trên 200 triệu đồng/ha

Từ lâu hành tăm đã là cây trồng truyền thống của nông dân Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) nhưng nay hành tăm đang là cây trồng cho thu nhập cao nhất trong vụ đông ở đây, đạt trên 200 triệu đồng/ha.

28/11/2015
Lúa thu đông sớm tăng giá, nông dân phấn khởi Lúa thu đông sớm tăng giá, nông dân phấn khởi

Huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè đang bước vào thu hoạch lúa thu đông sớm 2015. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, đến nay nông dân các địa phương đã thu hoạch khoảng 15.000 ha, đạt 17% diện tích xuống giống, năng suất trung bình 5,29 tấn/ha.

28/11/2015
Thu nhập cao từ vườn cây xen canh Thu nhập cao từ vườn cây xen canh

Những năm qua, nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên kinh tế nhiều hộ nông dân ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước trở nên khá hơn.

28/11/2015