Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính

Việc chuyển đổi hợp lý từ trồng rau màu sang hoa hồng, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã giúp gia đình anh Phạm Quốc Đồng (39 tuổi, P.4, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân ở TP.Đà Lạt nên Phạm Quốc Đồng đã quen với cảnh “chân lấm tay bùn” từ lúc còn nhỏ.
Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.
“Thấy một số người trồng hoa hồng mang lại hiệu quả, mình tìm hiểu kỹ rồi về bàn với vợ chuyển đổi một ít đất sang trồng thử loài hoa này. Thật bất ngờ, hiệu quả mang lại tốt hơn việc trồng rau nên sau đó gia đình mình chuyển hết diện tích sang trồng hoa hồng trong nhà kính”, anh Đồng kể.
Sau khi có nguồn hoa, đích thân anh Đồng đến nhiều tỉnh thành tìm đầu mối tiêu thụ hoa với giá ổn định. Làm ăn có hiệu quả, gia đình anh mua thêm 2,5 sào đất (2.500 m2) rồi đầu tư nhà kính tiếp tục trồng hoa hồng. “Khoảng 4 năm trước, mình đã đầu tư thêm hệ thống tưới nhỏ giọt để phục vụ trồng hoa, phân bón cho cây được đưa qua hệ thống này.
Từ đó năng suất tăng lên đáng kể, hơn 30%, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí khác như: công lao động, nước tưới, phân bón (chỉ bằng một nửa so với trước kia) và đặc biệt là cây ít bị nấm bệnh hơn, do dùng hệ thống tưới nhỏ giọt này cây không bị ướt lá nhiều như tưới bình thường nên độ ẩm cũng ít hơn...”, anh Đồng nói.
Hiện bình quân mỗi tháng, vườn hoa hồng cho thu hoạch 40.000 bông, với giá bán bình quân 1.000 đồng/bông, mang doanh thu về cho gia đình anh gần nửa tỉ đồng/năm. Anh Đồng cho biết thêm, với sản lượng này anh không đủ hàng cung cấp cho thị trường nên mới đây đã thuê 1.500 m2 đất tiếp tục đầu tư sản xuất.
Anh Phạm Quốc Đồng chia sẻ: “Với nghề trồng hoa này, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn đòi hỏi người trồng phải có tính cần cù, chịu khó chăm cây “như chăm em bé”. Thường xuyên chăm sóc mới thấy được cây bị bệnh gì, sâu gì để biết xử lý kịp thời cho cây phát triển, bởi cây hoa hồng nếu bị nấm bệnh mà không biết để chừng 3 ngày là rụng lá hết và coi như hỏng ăn nguyên cả một lứa, sau đó vực lại cũng rất khó khăn”.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNN, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sau khi giảm nhẹ trong tháng 1, vẫn tiếp tục ở xu hướng đi xuống trong tháng 2 này.

Sau khi NNVN đăng bài “Ứng xử ra sao với vacxin cúm gia cầm” của TS Bùi Quang Anh – nguyên Cục trưởng Thú y, nhiều lãnh đạo, chuyên gia trong ngành Thú y – chăn nuôi đã tiếp tục có ý kiến bày tỏ quan điểm về việc cần “ứng xử” và sử dụng vacxin như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay.

Nhiều người dân ở xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) đang quên thời gian, ăn ngủ cùng với những con cá tầm quý giá. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi ký trứng cá tầm giá trên dưới 30 triệu đồng. Và với môi trường thiên nhiên thích hợp, Kon Plông là một trong rất ít nơi ở Việt Nam nuôi được cá tầm thương phẩm

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3

Ngày 13-8, ông Võ Đăng Ký, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua lấy mẫu xét nghiệm, kết luận nguyên nhân cá bống tượng chết trong thời gian qua là do bị ghẻ gây lở loét trên thân và sưng gan