Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Hoa Đồng Tiền Thu... Bộn Tiền

Trồng Hoa Đồng Tiền Thu... Bộn Tiền
Ngày đăng: 24/03/2014

Từ 5 sào trồng hoa đồng tiền ban đầu, nay anh đã mở rộng quy mô trồng lên 15 sào, mỗi lần thu hoạch, anh Khá thu 8.000- 10.000 bông, giá bán từ 1.000 - 1.200 đồng/bông. Mỗi năm doanh thu từ 200-300 triệu đồng.

Ba năm liên tục đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi cấp thành phố. Đó là thành tích mà anh Bùi Văn Khá (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội) nhờ trồng hoa đồng tiền.

Dẫn chúng tôi thăm vườn hoa đồng tiền đang vào vụ thu hoạch, anh Khá cho biết: “Tôi gắn bó với nghề trồng hoa đã hơn 10 năm nhưng chuyên sâu hoa đồng tiền mới được 5 năm. Trước đây, tôi trồng hoa hồng, hoa cúc, năm 1999, thấy nhu cầu chơi hoa đồng tiền phát triển, tôi quyết định chuyển sang trồng hoa đồng tiền”.

Trước khi trồng, anh tìm đến các chủ vườn hoa Tây Tựu (Từ Liêm) để học hỏi kinh nghiệm, đồng thời tìm hiểu thêm kiến thức qua tài liệu, sách báo. Khi đã giải quyết được “bài toán” kỹ thuật, anh lại gặp vướng mắc trong việc tìm đất canh tác (trước trồng hoa trên diện tích đất của gia đình), anh bàn với bố làm đơn thuê đất của xã và được chấp nhận. Với 5 sào đất canh tác, anh nhập lại giống hoa qua các chủ vườn ở Tây Tựu về trồng (hoa đồng tiền nhập từ giống Trung Quốc).

Theo anh Khá, phải thường xuyên giám sát, kiểm tra cây hoa để kịp thời phát hiện và “điều trị” bệnh bằng cách tăng thêm lượng thuốc và số lần bơm cho cây, bón thêm phân lân xanh; luôn phải đảm bảo nhiệt độ chênh lệch trong vườn và ngoài trời khoảng 5 độ C; tuyệt đối không dùng đạm trắng, vàng vì có thể gây ra chết cây, lá tốt mà ít hoa.

Quy trình trồng hoa đồng tiền bắt đầu từ cây giống đến khi cho thu hoạch mất khoảng 4 tháng (vụ hoa chính bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau). Sau đó cứ cách 3 - 4 ngày sẽ thu hoạch 1 lần. Các vụ sau đó chỉ thu hoạch mà không cần trồng mới. Anh Khá cho biết, thị trường bán hoa của anh chủ yếu ở chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội).

Từ 5 sào trồng hoa đồng tiền ban đầu, nay anh đã mở rộng quy mô trồng lên 15 sào, mỗi lần thu hoạch, anh thu 8.000- 10.000 bông, giá bán từ 1.000 - 1.200 đồng/bông. Mỗi năm doanh thu từ 200-300 triệu đồng.

Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm trồng hoa đồng tiền của anh Khá, liên hệ với số điện thoại: 01695.880.896.


Có thể bạn quan tâm

Rau Xanh Đắt Từ Vùng Trồng Rau Rau Xanh Đắt Từ Vùng Trồng Rau

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.

17/11/2014
Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Trái Cây Dak Lak Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Trái Cây Dak Lak

Những năm gần đây, nông dân nhiều địa phương đã trồng xen hoặc chuyển đổi vườn tạp, vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao như bơ sáp, sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm... theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến huyện Krông Pak, trồng nhiều loại cây ăn trái cho giá trị cao như sầu riêng, bơ, mít, vải…

17/11/2014
Sẽ Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Và Xoài Vào Nhật Bản Sẽ Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Và Xoài Vào Nhật Bản

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.

17/11/2014
Trồng 15 Ha Cây Đại Táo Theo Hướng VietGap Trồng 15 Ha Cây Đại Táo Theo Hướng VietGap

Đến nay, huyện Bảo Yên đã trồng được 5 ha, với 46 hộ dân tham gia. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Cây lương thực - cây thực phẩm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án. Hiện, cây phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Dự kiến cuối năm 2015, toàn bộ diện tích bắt đầu cho thu hoạch.

17/11/2014
Ngọt, Chát Mùa Hồng Ở Nam Anh (Nghệ An) Ngọt, Chát Mùa Hồng Ở Nam Anh (Nghệ An)

Vào thời điểm này, dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến Thị trấn Nam Đàn, nhiều người dân trải bạt ni lông bên hè đường bán hồng. Thi thoảng mới gặp một vài xe tải chất những bao hồng mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa chạy ra hướng Bắc và rất nhiều xe máy đèo một vài bao hồng từ ngã ba Xuân Hòa, vùng núi Đại Huệ nối đuôi ra quốc lộ, ngược Đô Lương hay xuôi về Vinh. Khung cảnh đó còn kéo dài theo mùa hồng đến cuối tháng 11 âm lịch của năm.

17/11/2014