Trồng hành tăm vụ đông thu nhập trên 200 triệu đồng/ha

Nghi Lâm là xã vùng bán sơn địa đã hình thành vùng chuyên canh trồng hành tăm cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh, có hộ đạt thu nhập 30 - 40 triệu đồng/vụ.
Năm nay gia đình chị Bùi Thị Lý ở xóm 3 trồng gần 2 sào hành tăm, đây cũng là năm thứ 10 cây hành tăm gắn bó trên đồng đất nhà chị.
Chị Lý cho biết, từ tháng 7 dương lịch hàng năm các hộ dân bắt đầu cày đất, làm sạch cỏ, lên luống cao để thoát nước nhanh, dùng cào thưa rạch rãnh để trỉa hạt đều hàng.
Sau khi trỉa hạt xong tiến hành phủ lớp trấu, rơm và lá thông để giữ độ ẩm cho cây phát triển và tạo đất tơi xốp cho củ to đẹp.
Thời gian trồng trong 6 tháng, từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau.
Nhờ chăm sóc tốt và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên hành tăm của gia đình chị năm nào cũng cho năng suất cao đạt 5 tạ/sào, củ to, trắng đẹp được khách hàng mua tại chân ruộng.
Năm 2014, chị Lý trồng 1 sào đến cuối vụ thu hoạch được 5 tạ, giá bán tại ruộng 30.000 đồng/kg, thu về 15 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 13 triệu đồng (gia đình tự để giống từ vụ trước).
Với trình độ thâm canh của mình, chị Lý tin tưởng năm nay nếu thời tiết ổn định, 2 sào hành tăm của gia đình tiếp tục cho thu nhập cao.
Chị Bùi Thị Lý xóm 3 Nghi Lâm trồng 1 sào đến cuối vụ thu hoạch được 5 tạ hạt, giá bán tại ruộng 30.000 đồng/kg, thu về 15 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 13 triệu đồng.
Trước đây người dân chỉ trồng ở những xóm ven đồi xóm 1, 2, 3, 4, 5, quá trình sản xuất cây hành tăm có giá trị cao, nhu cầu tiêu thụ lớn nên đến nay người dân Nghi Lâm đã mở rộng diện tích trồng ở 19/19 xóm không chỉ ở đất ven đồi mà còn phát triển mạnh trên đồng ruộng.
Chị Lê Thị Duyên, cán bộ nông nghiệp xã Nghi Lâm cho biết: Hàng năm, địa phương chỉ cơ cấu trồng hành tăm khoảng 40 ha nhưng bà con thấy hiệu quả cao vượt trội từ trồng hành tăm nên mở rộng diện tích vượt lên 52 ha.
1 ha cho thu nhập hơn 200 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất còn lãi ròng khoảng 180 triệu đồng/ha.
Đầu ra thuận lợi, đến mùa thu hoạch các thương lái vào mua tại ruộng có bao nhiều tiêu thụ hết bấy nhiêu, người dân rất phấn khởi.
Có thời điểm giá cao bà con còn bán được 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Xã khuyến khích người dân phát triển cây hành tăm vì đây là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất trên đồng đất Nghi Lâm.
Ngoài ra, trồng hành tăm đang được coi là mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, do đặc thù hành tăm là cây có thể trồng trên chân đất cao, dễ thoát nước và không chủ động thoát nước, tận dụng được diện tích đất không hiệu quả trong sản xuất lương thực ở địa phương.
Trong khi đó đây là cây trồng có chi phí đầu tư thấp, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, rất có lợi cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 60 mùa xuân của cuộc đời, về hưu đã gần 4 năm nay, ông Nhâm Sỹ Tiến, nguyên Trưởng phòng Văn nghệ, Ðài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình đã không chịu yên phận, trở về quê hương xã Ðông Á (Ðông Hưng) làm giàu bằng mô hình chăn nuôi lợn gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Thái Lan, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2014, cả nước đã có 2 ca tử vong do nhiễm cúm gia cầm H5N1. Cùng với đó, virus cúm A/H7N9 cũng đang rình rập xâm nhập nước ta khi số người mắc cúm A/H7N9 tại một địa phương của Trung Quốc giáp với biên giới Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ.

Chợ heo Bà Rén nằm nép mình bên đầu cầu Bà Rén, gần Quốc lộ 1A thuộc xã Quế Xuân (Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Hình thành từ những năm 1970, đây là một trong những chợ heo lớn nhất nước.

Dáng dấp chẳng khác gì những con ngựa lọc cọc kéo xe, thồ hàng ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, hay ngựa giải trí - thể thao dành cho du khách đến cao nguyên Đà Lạt, thế nhưng, những con ngựa ở Trại chăn nuôi Suối Dầu của Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) - Bộ Y tế có một nét khác biệt vì chúng sinh trưởng chỉ để thực hiện sứ mệnh… hiến máu cứu người.

Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), một số chợ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) hoạt động mua bán gà sống với tên gọi là “gà thả vườn” có số lượng hàng trăm con diễn ra khá nhộn nhịp.