Trồng hành tăm vụ đông thu nhập trên 200 triệu đồng/ha

Nghi Lâm là xã vùng bán sơn địa đã hình thành vùng chuyên canh trồng hành tăm cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh, có hộ đạt thu nhập 30 - 40 triệu đồng/vụ.
Năm nay gia đình chị Bùi Thị Lý ở xóm 3 trồng gần 2 sào hành tăm, đây cũng là năm thứ 10 cây hành tăm gắn bó trên đồng đất nhà chị.
Chị Lý cho biết, từ tháng 7 dương lịch hàng năm các hộ dân bắt đầu cày đất, làm sạch cỏ, lên luống cao để thoát nước nhanh, dùng cào thưa rạch rãnh để trỉa hạt đều hàng.
Sau khi trỉa hạt xong tiến hành phủ lớp trấu, rơm và lá thông để giữ độ ẩm cho cây phát triển và tạo đất tơi xốp cho củ to đẹp.
Thời gian trồng trong 6 tháng, từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau.
Nhờ chăm sóc tốt và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên hành tăm của gia đình chị năm nào cũng cho năng suất cao đạt 5 tạ/sào, củ to, trắng đẹp được khách hàng mua tại chân ruộng.
Năm 2014, chị Lý trồng 1 sào đến cuối vụ thu hoạch được 5 tạ, giá bán tại ruộng 30.000 đồng/kg, thu về 15 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 13 triệu đồng (gia đình tự để giống từ vụ trước).
Với trình độ thâm canh của mình, chị Lý tin tưởng năm nay nếu thời tiết ổn định, 2 sào hành tăm của gia đình tiếp tục cho thu nhập cao.
Chị Bùi Thị Lý xóm 3 Nghi Lâm trồng 1 sào đến cuối vụ thu hoạch được 5 tạ hạt, giá bán tại ruộng 30.000 đồng/kg, thu về 15 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 13 triệu đồng.
Trước đây người dân chỉ trồng ở những xóm ven đồi xóm 1, 2, 3, 4, 5, quá trình sản xuất cây hành tăm có giá trị cao, nhu cầu tiêu thụ lớn nên đến nay người dân Nghi Lâm đã mở rộng diện tích trồng ở 19/19 xóm không chỉ ở đất ven đồi mà còn phát triển mạnh trên đồng ruộng.
Chị Lê Thị Duyên, cán bộ nông nghiệp xã Nghi Lâm cho biết: Hàng năm, địa phương chỉ cơ cấu trồng hành tăm khoảng 40 ha nhưng bà con thấy hiệu quả cao vượt trội từ trồng hành tăm nên mở rộng diện tích vượt lên 52 ha.
1 ha cho thu nhập hơn 200 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất còn lãi ròng khoảng 180 triệu đồng/ha.
Đầu ra thuận lợi, đến mùa thu hoạch các thương lái vào mua tại ruộng có bao nhiều tiêu thụ hết bấy nhiêu, người dân rất phấn khởi.
Có thời điểm giá cao bà con còn bán được 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Xã khuyến khích người dân phát triển cây hành tăm vì đây là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất trên đồng đất Nghi Lâm.
Ngoài ra, trồng hành tăm đang được coi là mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, do đặc thù hành tăm là cây có thể trồng trên chân đất cao, dễ thoát nước và không chủ động thoát nước, tận dụng được diện tích đất không hiệu quả trong sản xuất lương thực ở địa phương.
Trong khi đó đây là cây trồng có chi phí đầu tư thấp, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, rất có lợi cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Đài đưa tin áp thấp nhiệt đới ngoài khơi biển Đông cũng là lúc cuộc hẹn về làng nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) làm phóng sự đến giờ xuất phát. Gió thổi ù cả tai. Cái mùi tanh tanh của rong, của đất bùn và không gian im ắng khu vực cửa sông cho tôi biết mình đã bỏ lại sau lưng thành phố biển đang rất nhộn nhịp vào thời điểm 3 giờ chiều.

Trong khi phần lớn các ao nuôi truyền thống đang bị bỏ hoang, nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hình thức lót bạt ở huyện Vạn Ninh lại cho thu nhập rất cao. Thời điểm này, địa phương đang thu hoạch rộ tôm chân trắng được nuôi theo hình thức này. Nhiều hộ nuôi cũng có thu nhập cao nhờ đầu tư bài bản, chú trọng đến yếu tố môi trường .

Trong lúc người chăn nuôi heo đang loay hoay với bài toán thị trường thì việc liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo Phú Bình với Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) giúp người nuôi an tâm phát triển đàn heo.

Với quyết định táo bạo làm phòng máy lạnh nuôi lợn, thu nhập của chị Ngô Thị Chúc (46 tuổi) ở thôn Nam Sơn, Hoà Tiến, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã tăng gấp đôi.

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.