Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Dưa Lưới Dễ Bán

Trồng Dưa Lưới Dễ Bán
Ngày đăng: 22/04/2014

Dù người trồng dưa ở nhiều địa phương bị thua lỗ, thì những nông dân (ND) trồng dưa lưới xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn thu lãi 100 – 150 triệu đồng/ha.

Chúng tôi đến thăm ruộng dưa lưới của anh Nguyễn Văn Trung, ấp Hồ Tràm, anh phấn khởi cho biết: “Tôi bắt đầu trồng giống dưa này từ năm 2003, tuy nhiên những năm trước đầu ra khó khăn do khách hàng chưa quen ăn loại dưa này.

Cách đây khoảng 3 năm, trong một lần chào hàng tôi gặp một thương lái ở TP.HCM chấp nhận mua dưa của tôi. Sau vài vụ, số lượng thu mua dưa của khách hàng này ngày càng nhiều. Họ đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ dưa của tôi. Vụ dưa này tôi trồng 4ha, năng suất 25-30 tấn/ha, ước tính mỗi ha dưa sau khi trừ chi phí lãi khoảng 120-150 triệu đồng”.

Anh còn đứng ra làm đầu mối trung gian tiêu thụ dưa cho ND. Hiện trên địa bàn xã có 30 hộ đang trồng khoảng 35ha giống dưa lưới này.

Theo anh Trung, dưa lưới thích hợp nhất với đất cát. Trồng trên đất cát thì những đường lưới mới hiện rõ trên vỏ dưa. Dưa lưới có thể trồng quanh năm, nhưng năng suất, chất lượng cao nhất là mùa khô.

Trồng dưa lưới đòi hỏi phải có kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn cao hơn nhiều so với trồng dưa hấu. Ước tính trung bình mỗi ha dưa phải đầu tư từ 100 - 120 triệu đồng để thuê đất, mua giống, phân, thuốc, tiền dầu máy để tưới và lớn nhất là tiền mua tre để làm giàn gác trái lên khỏi mặt đất. Chính vì vậy, hiện nay số hộ trồng dưa lưới cũng như diện tích dưa lưới rất hạn chế.

Ông Trần Văn Đức- Chủ tịch Hội ND xã Phước Thuận cho biết: Vài năm gần đây mô hình trồng dưa lưới trên địa bàn xã Phước Thuận đã đem về thu nhập cao cho ND. Số hộ, diện tích trồng dưa tăng dần qua các năm. Hội ND xã sẽ tiếp tục phối hợp với anh Trung, giới thiệu để bà con tham quan học tập và tư vấn cho những hộ có nhu cầu trồng dưa lưới.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Ốc Hương Ở Xã Vạn Thọ (Vạn Ninh) Kẻ Khóc, Người Cười Nuôi Ốc Hương Ở Xã Vạn Thọ (Vạn Ninh) Kẻ Khóc, Người Cười

Con ốc hương đã gắn bó với nông dân huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) nhiều năm nay và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đến vụ nuôi năm nay, trong khi nhiều người vui mừng vì đạt hiệu quả cao thì cũng có không ít hộ lâm vào cảnh thua lỗ do ốc chậm lớn, tỷ lệ hao hụt nhiều.

30/10/2014
Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm

Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.

30/10/2014
“Nuôi Cá Còm” Tạo Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Biên Giới “Nuôi Cá Còm” Tạo Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Biên Giới

Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.

30/10/2014
Thành Triệu - Châu Thành (Bến Tre) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Dê Đạt Hiệu Quả Cao Thành Triệu - Châu Thành (Bến Tre) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Dê Đạt Hiệu Quả Cao

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.

30/10/2014
Nông Dân Chợ Mới Nuôi Bò Theo Hướng Công Nghệ Cao Nông Dân Chợ Mới Nuôi Bò Theo Hướng Công Nghệ Cao

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

30/10/2014