Trồng Dưa Lưới Dễ Bán

Dù người trồng dưa ở nhiều địa phương bị thua lỗ, thì những nông dân (ND) trồng dưa lưới xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn thu lãi 100 – 150 triệu đồng/ha.
Chúng tôi đến thăm ruộng dưa lưới của anh Nguyễn Văn Trung, ấp Hồ Tràm, anh phấn khởi cho biết: “Tôi bắt đầu trồng giống dưa này từ năm 2003, tuy nhiên những năm trước đầu ra khó khăn do khách hàng chưa quen ăn loại dưa này.
Cách đây khoảng 3 năm, trong một lần chào hàng tôi gặp một thương lái ở TP.HCM chấp nhận mua dưa của tôi. Sau vài vụ, số lượng thu mua dưa của khách hàng này ngày càng nhiều. Họ đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ dưa của tôi. Vụ dưa này tôi trồng 4ha, năng suất 25-30 tấn/ha, ước tính mỗi ha dưa sau khi trừ chi phí lãi khoảng 120-150 triệu đồng”.
Anh còn đứng ra làm đầu mối trung gian tiêu thụ dưa cho ND. Hiện trên địa bàn xã có 30 hộ đang trồng khoảng 35ha giống dưa lưới này.
Theo anh Trung, dưa lưới thích hợp nhất với đất cát. Trồng trên đất cát thì những đường lưới mới hiện rõ trên vỏ dưa. Dưa lưới có thể trồng quanh năm, nhưng năng suất, chất lượng cao nhất là mùa khô.
Trồng dưa lưới đòi hỏi phải có kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn cao hơn nhiều so với trồng dưa hấu. Ước tính trung bình mỗi ha dưa phải đầu tư từ 100 - 120 triệu đồng để thuê đất, mua giống, phân, thuốc, tiền dầu máy để tưới và lớn nhất là tiền mua tre để làm giàn gác trái lên khỏi mặt đất. Chính vì vậy, hiện nay số hộ trồng dưa lưới cũng như diện tích dưa lưới rất hạn chế.
Ông Trần Văn Đức- Chủ tịch Hội ND xã Phước Thuận cho biết: Vài năm gần đây mô hình trồng dưa lưới trên địa bàn xã Phước Thuận đã đem về thu nhập cao cho ND. Số hộ, diện tích trồng dưa tăng dần qua các năm. Hội ND xã sẽ tiếp tục phối hợp với anh Trung, giới thiệu để bà con tham quan học tập và tư vấn cho những hộ có nhu cầu trồng dưa lưới.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015). Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng.

Có mặt tại cánh đồng xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng (Võ Nhai) vào một buổi sáng mùa đông, mặc dù thời tiết rét đậm kèm sương mù dày đặc nhưng để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ xuân, nông dân trong xóm vẫn tích cực ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải, làm đất...

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.