Trồng Dưa Lưới Dễ Bán

Dù người trồng dưa ở nhiều địa phương bị thua lỗ, thì những nông dân (ND) trồng dưa lưới xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn thu lãi 100 – 150 triệu đồng/ha.
Chúng tôi đến thăm ruộng dưa lưới của anh Nguyễn Văn Trung, ấp Hồ Tràm, anh phấn khởi cho biết: “Tôi bắt đầu trồng giống dưa này từ năm 2003, tuy nhiên những năm trước đầu ra khó khăn do khách hàng chưa quen ăn loại dưa này.
Cách đây khoảng 3 năm, trong một lần chào hàng tôi gặp một thương lái ở TP.HCM chấp nhận mua dưa của tôi. Sau vài vụ, số lượng thu mua dưa của khách hàng này ngày càng nhiều. Họ đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ dưa của tôi. Vụ dưa này tôi trồng 4ha, năng suất 25-30 tấn/ha, ước tính mỗi ha dưa sau khi trừ chi phí lãi khoảng 120-150 triệu đồng”.
Anh còn đứng ra làm đầu mối trung gian tiêu thụ dưa cho ND. Hiện trên địa bàn xã có 30 hộ đang trồng khoảng 35ha giống dưa lưới này.
Theo anh Trung, dưa lưới thích hợp nhất với đất cát. Trồng trên đất cát thì những đường lưới mới hiện rõ trên vỏ dưa. Dưa lưới có thể trồng quanh năm, nhưng năng suất, chất lượng cao nhất là mùa khô.
Trồng dưa lưới đòi hỏi phải có kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn cao hơn nhiều so với trồng dưa hấu. Ước tính trung bình mỗi ha dưa phải đầu tư từ 100 - 120 triệu đồng để thuê đất, mua giống, phân, thuốc, tiền dầu máy để tưới và lớn nhất là tiền mua tre để làm giàn gác trái lên khỏi mặt đất. Chính vì vậy, hiện nay số hộ trồng dưa lưới cũng như diện tích dưa lưới rất hạn chế.
Ông Trần Văn Đức- Chủ tịch Hội ND xã Phước Thuận cho biết: Vài năm gần đây mô hình trồng dưa lưới trên địa bàn xã Phước Thuận đã đem về thu nhập cao cho ND. Số hộ, diện tích trồng dưa tăng dần qua các năm. Hội ND xã sẽ tiếp tục phối hợp với anh Trung, giới thiệu để bà con tham quan học tập và tư vấn cho những hộ có nhu cầu trồng dưa lưới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.

Đầu những năm 2000, Công ty Agropac đã đưa cây phúc bồn tử từ Pháp về trồng thành công trên vùng đất xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, rồi sau đó chuyển giao cho nông dân xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng sản xuất theo hướng công nghệ cao cho đến ngày nay.

Qua thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy, chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, gà phát triển đồng đều, ít bị bệnh, lông tơi mượt và sạch, quản lý nuôi dưỡng đơn giản; tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 70 ngày nuôi gà có tỷ lệ sống cao (98%), đạt 2,2 kg; khả năng sinh sản tốt, đạt từ 170-180 quả trứng/năm.