Trồng Đu Đủ Trái Vụ- Lợi Nhuận Cao

Anh Bùi Phúc Hải, ở ấp 3 xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc) là bộ đội xuất ngũ, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhà thiếu trước hụt sau. Sau khi tận mắt chứng kiến kết quả trồng đu đủ Thái Lan ruột vàng của ông Hai Thiều (ấp 5, xã Hòa Hội) anh học cách làm theo...
Trước đây, đu đủ được coi là loại cây trồng của người nghèo vì giá trị kinh tế không cao. Thời gian gần đây, nhờ ứng dụng những khoa học công nghệ trong trồng trọt như chọn giống tốt, áp dụng quy trình canh tác và đặc biệt là xác định thời điểm xuống giống thích hợp, trồng đu đủ đã mang lại lợi nhuận cao.
Anh Bùi Phúc Hải, ở ấp 3 xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc) là bộ đội xuất ngũ, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhà thiếu trước hụt sau. Sau khi tận mắt chứng kiến kết quả trồng đu đủ Thái Lan ruột vàng của ông Hai Thiều (ấp 5, xã Hòa Hội) anh học cách làm theo.
Nhà chỉ có 0,3ha đất trồng mãng cầu, tuy nhiên do vườn cây già cỗi, năng suất thấp nên anh Hải quyết định chuyển sang trồng đu đủ, bởi vốn đầu tư thấp lại nhanh cho thu hoạch. Nhưng anh Hải lại có cách nghĩ khác: Nếu ồ ạt xuống giống như những người khác thì sản phẩm làm ra sẽ bị dội chợ nên anh quyết định trồng trái vụ.
So với cách làm thông thường như mọi người là xuống giống vào tháng 5 dương lịch (DL) khi mùa mưa đến, anh Hải lại chọn xuống giống từ tháng 10 bởi anh nghĩ đơn giản: vườn đã có sẵn giếng và hệ thống tưới phun nên không lo thiếu nước, hơn nữa nếu xuống giống vào tháng 10 là lúc mùa nắng nên nhiều người ngại nước tưới, chỉ có số ít những người đủ nước thì mới làm được.
Bên cạnh đó, đu đủ Thái Lan ruột vàng chỉ sau 8-9 tháng sẽ cho thu hoạch, tức là trồng vào tháng 10 DL thì thu hoạch vào tháng 6-7 năm sau, và gói gọn thu hoạch chỉ trong 3-4 tháng là hết trái. Thời điểm cây đu đủ đang nuôi trái vào mùa mưa sẽ không tốn chi phí tưới và giá bán vào thời điểm này cao.
Đến nay vườn đu đủ của anh Hải đã thu hoạch được 1 tháng, diện tích chỉ có 0,3 ha nhưng thương lái vào định giá mua “mão” đến 200 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Hải quyết định giữ lại để tự thu hái bán với giá tại vườn là 5.500 đ/kg. Theo tính toán của anh, việc tự thu hái bán sẽ tăng thu được 50 triệu đồng. Loại đu đủ Thái ruột vàng thường chỉ thu hoạch 1 vụ, không chăm sóc để khai thác vụ tiếp theo vì cây mất sức, dễ bệnh và giá bán không cao.
Anh Hải cho biết, ngoài việc chọn thời điểm xuống giống thích hợp thì cần chọn đúng giống đu đủ Thái Lan ruột vàng, bởi hiện nay trên thị trường rất nhiều giống đu đủ, có nơi bán hạt, có nơi ươm sẵn cây con, nếu mua cây con rất khó kiểm soát nguồn giống và dễ bị thất bại, do người bán lấy giống từ trái Thái Lan ruột vàng thương phẩm gieo lại (giống đu đủ Thái Lan ruột vàng F1 không được để giống lại vụ sau). Nếu mua nhầm giống, cây sẽ bị sâu bệnh, năng suất thấp.
Theo kinh nghiệm của anh Hải, đu đủ cũng là loại cây khó tính, có nhiều sâu bệnh tấn công. Vì vậy, việc chăm sóc phải tuân thủ nghiêm ngặt đúng quy trình kỹ thuật. Muốn bán giá cao, trái đu đủ phải có trọng lượng từ 1,2-2kg, trọng lượng nhỏ khó tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Đất ruộng bị san ủi, nông dân mất kế sinh nhai còn chủ đầu tư bỏ hoang năm này qua năm khác. Vậy mà những thửa ruộng còn lại tiếp tục bị đưa vào tầm ngắm. Người dân buộc phải đấu tranh.

Ở đâu người trồng rau lo khâu tiêu thụ, còn với người trồng rau Văn Đức thì không sợ rau "bị ế." Hiện nay, Hợp tác xã có hơn 20 đầu mối tiêu thụ rau ổn định với số lượng lớn ở nhiều tỉnh, thành phố nên bà con trồng rau ở địa phương rất yên tâm sản xuất.

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường thải ra lượng lớn chất thải. Nếu không được xử lý triệt để, chất thải xả ra môi trường sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, đồng thời còn là một trong những yếu tô gây ra các dịch bệnh phổ biến hiện nay. Đề giải quyết vấn đề này, nhiều cơ sở chăn nuôi hiện nay đã áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái và thu được nhiều kết quả tích cực. Áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.

Mấy năm trở lại đây, do tốc độ đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông ngày càng giảm dần nên nhiều hội viên nông dân chuyển sang mô hình trồng hoa lan, đem lại thu nhập cao.