Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Điền Thanh Xen Tán Chè Cách Làm Sáng Tạo, Hiệu Quả Của Đồng Bào Tây Cốc

Trồng Điền Thanh Xen Tán Chè Cách Làm Sáng Tạo, Hiệu Quả Của Đồng Bào Tây Cốc
Ngày đăng: 26/05/2014

Tây Cốc là vựa chè của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Từ lâu, người nông dân ở đây thâm canh cây chè trên diện tích lớn và cung cấp ra thị trường khối lượng chè lớn.

Có được điều đó, một mặt nhờ vào thổ nhưỡng tốt, mặt khác, nhờ vào sự cần cù, chủ động chăm sóc cây chè của người nông dân. Một mô hình được người dân Tây Cốc áp dụng hiệu quả và duy trì từ lâu đó là cách trồng cây điền thanh xen tán chè.

Cây điền thanh, cây muồng hay cây phân xanh là những tên gọi khác nhau mà người nông dân ở Tây Cốc vẫn thường gọi khi thâm canh loại cây này trên diện tích chè của gia đình mình. Đó là loài cây thân nhỏ, mềm; lá có chất diệp lục cao, mềm, phát triển nhanh, tán rộng, sinh trưởng và phát triển tốt trên diện tích đất đồi núi khô cằn.

Hơn nữa, khi lá cây điền thanh phân hủy sẽ tạo ra một loại phân bón rất tốt cho đất. Hiểu được đặc điểm cũng như tác dụng của loại cây này, trong những năm gần đây, người nông dân đã tận dụng những diện tích đất trống giữa các hàng chè để trồng xen nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của cây chè.

Theo cách làm của người dân Tây Cốc: Vào khoảng tháng 1-2 hàng năm, tiết trời mát, mưa nhiều, đất ẩm, người dân Tây Cốc bắt đầu trồng cây điền thanh. Vì đây là loại cây dễ trồng, dễ mọc, trồng bằng hạt nên người dân dùng cuốc bập hố nhỏ và nông, cho hạt xuống rồi vùi một lớp đất mỏng mà không cần dùng phân bón hay tưới nước.

Thông thường, người ta trồng điền thanh xen vào hàng chè. Cứ một gốc chè kế tiếp một gốc điền thanh khoảng 2-3 cây, chè và điền thanh cách nhau khoảng 5-10cm. Để tạo hiệu quả cho cây chè, khi người dân trồng ươm chè cành hay chè hạt thì cây điền thanh được gieo xuống để kịp hỗ trợ cho chè con.

Vì vậy, khi cây chè giống bắt đầu phát triển, vươn lá thì cây điền thanh cũng cao được 30-40 cm. Khi chè đã lớn, người ta tỉa thưa dần cây điền thanh và chỉ để lại những khoảng nhỏ. Một điểm lưu ý, khi trồng điền thanh xen cây chè là không nên trồng quá mau (dày) để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của chè. Khi cây điền thanh đã cao, cần bẻ ngọn để tạo nguồn phân xanh cho chè.

Bà con nông dân ở Tây Cốc cho biết, cây điền thanh trồng xen cây chè sẽ mang lại nhiều tác dụng không chỉ đối với cây chè mà còn cả với người làm chè. Với cây chè, cây điền thanh sẽ tạo bóng râm cho chè khi chè còn nhỏ, tán của điền thanh sẽ tạo ra một độ ẩm nhất định cho đất - giúp chè phát triển tốt hơn. Hơn nữa, lá điền thành khi già úa sẽ rụng xuống đất - đây sẽ là nguồn phân lớn tự nhiên ngay dưới gốc chè.

Khi cây điền thanh lớn vượt từ 1-1,5m, người ta sẽ bẻ hoặc chặt ngọn điền thanh và ấp vào gốc chè. Như thế, gốc chè luôn giữ được độ ẩm và có nguồn phân bón từ lá điền thanh. Cây điền thanh sau khi được bẻ ngọn sẽ tiếp tục phát triển loạt lá non và che bóng, tạo độ ẩm cho chè. Với người làm chè, cây điền thanh lâu năm sẽ tạo bóng râm mát trên những triền đồi dại nắng.

Vì thế, khi chăm sóc và thu hoạch, người dân sẽ tránh được nắng nóng. Hơn nữa, cây điền thanh dùng làm phân bón cho chè sẽ giảm đáng kể kinh phí về phân bón mà người nông dân ở đây phải bỏ ra để duy trì sự phát triển của chè.

Hiện nay, ở Tây Cốc, cây điền thanh được trồng với diện tích lớn, nhất là với diện tích chè còn nhỏ. Với cách làm này, trong những năm qua, cây chè ở Tây Cốc sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ chè búp tươi cao, nhờ đó, người nông dân ở Tây Cốc có thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống.


Có thể bạn quan tâm

Sức Mua Các Loại Cây Giống Tăng Cao Sức Mua Các Loại Cây Giống Tăng Cao

Theo nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, thời điểm này, thị trường cây giống bắt đầu hút hàng, sức mua của người dân tăng đáng kể; giá của mặt hàng này đã tăng khoảng trên 5% so với những năm trước.

30/05/2014
Ứng Dụng Công Nghệ GIS Trong Quản Lý Và Dự Báo Sâu Bệnh Hại Lúa Ứng Dụng Công Nghệ GIS Trong Quản Lý Và Dự Báo Sâu Bệnh Hại Lúa

Để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất cần phải tin học hóa bài toán quản lý thông tin về tình hình sâu bệnh hại lúa có ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS).

30/05/2014
Cựu Chiến Binh Nguyễn Văn Bình Vượt Khó Thoát Nghèo Cựu Chiến Binh Nguyễn Văn Bình Vượt Khó Thoát Nghèo

Xuất ngũ năm 1983, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Bình rời quê Thanh Hoá đến vùng đất cực Nam Tổ quốc lập nghiệp. Với bản chất cần cù, chịu khó của người lính Cụ Hồ, ông đã kiên trì vượt lên hoàn cảnh khó khăn, gây dựng cuộc sống ấm no từ tay trắng. Đến nay, gia đình ông có hơn 30 công đất nuôi tôm, kết hợp trồng lúa, nuôi cua, cá bống tượng mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

30/05/2014
Gỡ Khó Cho Rau Quả Xuất Khẩu Gỡ Khó Cho Rau Quả Xuất Khẩu

Tuy nhiên, giao thương được nhắc đến ở đây phải là chính ngạch chứ không phải tiểu ngạch. Vì vậy, XK hàng qua đường chính ngạch cũng là một giải pháp các DN nên tính đến.

30/05/2014
Chanh Rớt Giá Mạnh Chanh Rớt Giá Mạnh

Ông Nguyễn Minh Tuấn - phó Phòng NN&PTNT huyện Giồng Trôm, Bến Tre - cho biết thị trường tiêu thụ chanh từ trước đến nay đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhưng gần đây Trung Quốc ngưng tiêu thụ chanh nên giá giảm.

30/05/2014