Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Điên Điển Làm Chơi, Ăn Thiệt

Trồng Điên Điển Làm Chơi, Ăn Thiệt
Ngày đăng: 18/10/2014

Trước đây, muốn ăn bông điên điển phải đợi đến con nước tràn đồng. Còn nay, bất cứ thời điểm nào trong năm, thực khách cần thưởng thức loại bông đặc trưng này đều được đáp ứng nhu cầu.

Điều tưởng chừng khó xảy ra ấy, hiện đã được người dân sống cặp bờ kênh 7 và 8 (xã Bình Long và thị trấn Cái Dầu, Châu Phú, An Giang) từng bước biến thành hiện thực. Trên 2 đoạn kênh này có đến vài chục hộ dân tận dụng hàng ngàn công đất lúa 2 vụ trồng điển điển, mà theo họ, có làm đến 10 công ruộng thì thu nhập và đầu ra cũng khó theo kịp 1 công điên điển.

“Sau khi thu hoạch xong vụ hè thu, điên điển ươm của tôi đã cao gần gang tay. Thế là cứ 2m, tôi trồng xuống 1 - 2 cây, sau đó xả nước vào xăm xắp, rải chút ít phân để kích thích phát triển, qua 4 tháng, khi nước tràn đồng thì điên điển vàng rực cánh đồng.

Đó là lúc gia đình bắt đầu “lượm tiền bỏ túi” gần 4 tháng”. Kể xong, vợ chồng anh Cao Văn Quang (tổ 9, ấp Bình Châu, xã Bình Long) đưa chúng tôi sang những nhà bên cạnh tận dụng mấy bờ hầm nuôi cá kiếm tiền triệu và hàng ngày “đi chợ” thoải mái từ đám cây điên điển trồng chơi. “Trồng điên điển gần như phó thác cho ông trời, không phân, thuốc trừ sâu, không chăm sóc, thăm đồng nhưng lấy tiền ngọt xớt.

Giá bông điên điển đầu mùa 30.000 đồng/kg, nay chỉ còn 18.000 - 20.000 đồng/kg nhưng bạn hàng vào tận nhà gom hàng, chứ không như chờ bán lúa. Khoảng 2 - 3 giờ sáng, vợ chồng tôi đã treo đèn trên đầu, rồi chống xuồng hái đến sáng được chừng 10kg nhưng “lượm” mỗi ngày trên 200.000 đồng.

Cái khổ của người trồng điên điển là tìm công hái. Lúc đông ken, kêu hái chia đôi sản phẩm cũng không tìm được người. Song, trồng điển điển không sợ ứ hàng, lỡ bán không hết thì làm dưa bán cũng không kịp cung ứng” - anh Cao Văn Quang bộc bạch.

Dọc hai bờ kênh 7 và 8, nhiều hộ trồng đến hàng chục ngàn m2 điên điển như ông tư Thưởng, anh Giàu, anh Tùng, anh Minh…

Đặc biệt, hộ anh Lưu Hồng Trong dù thuê đất 4,5 triệu đồng/công/năm để trồng rẫy, nhưng đã chuyển sang trồng điển điển vì có thu nhập hơn. Anh Trong giải thích: “Điên điển là cây trồng chơi nhưng ăn thiệt. Từ lúc trồng đến 4 tháng là hái bông gần 4 tháng, mà lại bán được giá, không ế hàng. Khi cây cằn cỗi, cứ hạ xuống cách gốc 1m, bón phân dưỡng, sau đó tiếp tục thu hoạch.

Tới đây, với đầu ra ổn định, điển điển sẽ được trồng gối đầu và lúc nào cũng có bông để bán. Bông điển điển bán rất chạy không chỉ ở các chợ, siêu thị, thôn xóm mà được bạn hàng vô bọc xuất bán sang các địa phương, nhất là ở đảo Phú Quốc. Thân cây điên điển phơi khô làm củi đốt, còn hột bán 200.000 đồng/kg nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu”.

Với hiệu quả trên, không chỉ anh Trong, mà nhiều hộ đã trồng điên điển bán đại trà. Với anh Trong, nhờ chuyển đổi mô hình này mà cuộc sống trở nên “dễ thở” hơn, có điều kiện nuôi các con vào đại học. Trong tương lai gần, anh Trong sẽ thực hiện kế hoạch trồng gối đầu loại “hoa đồng nội”, để lúc nào thực khách cần ăn bông điên điển cũng sẽ được đáp ứng nhu cầu.

Việc trồng cây điên điển lấy bông bán cho người tiêu dùng thời gian qua không chỉ giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn, mà còn mở ra kiểu làm ăn hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập từ mảnh đất của mình.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Thừa Thiên Huế Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Thừa Thiên Huế

Đứng trước báo động đỏ về dịch bệnh tôm nuôi, nhiều năm qua ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp để loại trừ tôm giống kém chất lượng, song vẫn chưa thực hiện được.

23/02/2014
Đức Phổ (Quảng Ngãi) Bất An Với Nạn Phá Lồng Bè Nuôi Cá Đức Phổ (Quảng Ngãi) Bất An Với Nạn Phá Lồng Bè Nuôi Cá

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên đầm nước mặn Sa Huỳnh lo lắng vì kẻ gian cắt lồng bè nuôi cá của một số hộ nuôi gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.

20/03/2014
Người Nuôi Tôm Hùm Bước Vào Vụ Mới, Nhiều Nỗi Lo Người Nuôi Tôm Hùm Bước Vào Vụ Mới, Nhiều Nỗi Lo

Tuy vào vụ gần 2 tháng và bệnh sữa trên con tôm không còn phức tạp như năm trước, nhưng tình trạng tôm chết rải rác vẫn còn xảy ra, vì vậy vấn đề dịch bệnh đang là nỗi lo thường trực của người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

20/03/2014
Thức Ăn Chăn Nuôi Thách Thức Cho Người Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Thách Thức Cho Người Sản Xuất

Vẫn không ngừng tay múc từng bát cám đổ vào máng cho đàn lợn chị Thanh ở xã Văn Lương, huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa giãi bày: Giá cám bây giờ đắt quá, lãi thấp lắm, không có việc nên chúng em cứ phải nuôi, chứ trừ tiền giống, nhất là tiền mua thức ăn chẳng được bao nhiêu.

23/02/2014
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Cùng với việc áp dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi, gần đây nhiều nông dân ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã thực hiện thành công kỹ thuật làm đệm lót sinh học áp dụng cho nuôi heo, gà.

20/03/2014