Trồng Đậu Xanh Cao Sản

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, lần đầu tiên đưa vào SX trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong vòng 70 ngày kẻ từ khi tra hạt, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao gần gấp 2 lần trồng lúa.
Vụ này, hộ ông Trần Văn Mai ở thôn Phú Sơn Nam trồng 3 sào đậu xanh và đã thu hoạch xong. Nói về hiệu quả kinh tế, ông Mai cho biết, vụ đầu tiên canh tác đậu xanh, song loại cây này SX khá dễ. Đất tơi xốp, bón phân cân đối, chăm sóc chu đáo, đậu phát triển tốt, nhiều quả. Tính ra, sau 4 đợt thu hái, mỗi sào cho khoảng 100 kg hạt. Với giá từ 20 - 22 nghìn đồng/kg, mỗi sào thu hơn 2 triệu không khó.
Ông Mai cho biết thêm, kể từ ngày tra hạt giống đến khi thu hoạch, thời tiết không thuận, liên tục nắng mưa xen kẽ. Vào giai đoạn cây ra hoa kết trái nắng nóng gay gắt nên năng suất giảm đáng kể. Tuy vậy, qua vụ này cũng đủ cơ sở để khẳng định, đậu xanh cao sản hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Hoà Vang.
Ông Phạm Hồng Vân, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Đà Nẵng cho hay: Lần đầu tiên Chi cục phối hợp với xã Hoà Khương triển khai trồng 13 ha đậu xanh cao sản trên đồng đất khô hạn ở Hoà Vang. Thời tiết thuận lợi, chăm bón cân đối năng suất có thể đạt 3 tấn/ha. Ưu việt của loại cây này là dễ trồng và khả năng chịu hạn rất cao, sản phẩm dễ tiêu thụ.
Qua vụ này, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hoà Vang mở rộng diện tích, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những vùng không chủ động nước tưới. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nông dân phải áp dụng triệt để quy trình SX như hướng dẫn và sử dụng giống chất lượng cao.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.

Thực hiện dự án bảo tồn và phát triển gà đen, Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương đã phối hợp với 40 hộ dân tại thị trấn Mường Khương triển khai mô hình.

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.