Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Đậu Nành Luân Canh Với Lúa Đông Xuân

Trồng Đậu Nành Luân Canh Với Lúa Đông Xuân
Ngày đăng: 20/04/2012

Việc trồng một vụ đậu nành thay cho lúa hè thu luân canh sau lúa đông xuân được ngành nông nghiệp khuyến khích vì có những lợi ích nhất định.

Hiện nay ở ĐBSCL, nông dân đã gần hoàn thành thu hoạch vụ lúa đông xuân và đang chuẩn bị sản xuất vụ hè thu. Trong đó, việc trồng một vụ đậu nành thay cho lúa hè thu luân canh sau lúa đông xuân được ngành nông nghiệp khuyến khích vì có những lợi ích nhất định.

Việc trồng luân canh này giúp tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân, cắt đứt nguồn lây lan của dịch bệnh trên lúa, đặc biệt là rầy nâu; gia tăng năng suất cây lúa và cải tạo đất, giảm sự cạnh tranh của cỏ dại cho cả cây lúa, cây trồng cạn và cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh.

Ở ĐBSCL sau vụ lúa đông xuân, có thể áp dụng luân canh đậu nành liền sau đó (vụ xuân hè hay vụ hè thu sớm). Có thể làm đất hoặc không làm đất và thọc lỗ bỏ hạt, sau đó dùng rơm phủ hạt. Áp dụng sạ lan đậu nành trong gốc rạ sau đó bơm nước ngập vài giờ rồi tháo cạn cho hạt nảy mầm và chống xì phèn. Cũng có thể dùng máy sạ hàng thường dùng sạ lúa để sạ đậu nành sau khi điều chỉnh lỗ đảm bảo mật độ hàng 35 – 40cm, cây 10 – 15cm, mỗi lỗ gieo từ 2 - 3 hạt.

Có thể dùng tất cả các dạng phân đơn và hỗn hợp để bón cho ruộng đậu nành. Phân đơn như urê, super lân, phân hỗn hợp như DAP, NPK (16-16-8; 20-20-0; 20-20-15…). Đối với phân đơn (super lân) nên dùng loại bột mịn không bị vón cục.

Do đậu nành là loại cây có nốt sần có khả năng cố định đạm nên lượng đạm cung cấp cho cây thường chỉ bằng hoặc hơn một chút so với bón cho lúa. Công thức bón khuyến cáo chung hiện nay là trong khoảng 60-40-30 (N-P2O5-K2O kg/ha). Tức là khoảng 100kg urê + 130 DAP + 50kg KCl/ha. Nếu dùng các loại hỗn hợp khác cần chú ý tính toán liều lượng N-P-K nguyên chất sao cho không quá thừa, thiếu so với công thức khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả bón cho đậu nành.

Bởi không làm đất nên để tăng hiệu quả phân bón, việc bón phân đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Bón lót cùng lúc với lấp hạt lúc gieo với liều lượng trên 1 ha khoảng 30kg DAP + 50kg KCL + tro trấu hoặc phân hữu cơ hoai trộn đều.

Bón thúc lần 1 khoảng 10 - 12 ngày sau gieo với 30% lượng urê + 50% lượng phân DAP còn lại (50kg). Bón thúc lần 2 khoảng 25 ngày sau gieo với 40% lượng urê + 25% lượng phân DAP còn lại (25kg).

Bón thúc lần 3: Khoảng 45 ngày sau gieo với 30% lượng urê + 25% lượng phân DAP còn lại (25kg).

Cần chú ý bón phân khi đất ẩm để phân dễ hòa tan, bón dưới lớp rơm phủ và gần gốc cây đậu nành, không để phân dính vào thân, lá làm cháy lá. Khi bón xong kết hợp tưới nước để hòa tan phân vào đất cho cây hút tránh lãng phí phân bón.

Có thể bạn quan tâm

Các Mô Hình Nuôi Tôm Trên Cát Tại Hoằng Hóa Bội Thu Các Mô Hình Nuôi Tôm Trên Cát Tại Hoằng Hóa Bội Thu

Năm 2013 đánh dấu thắng lợi của các mô hình nuôi tôm công nghiệp trên cát tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) với năng suất trung bình lên tới 17 - 18 tấn/ha/vụ, với tổng sản lượng đạt hơn 200 tấn.

26/12/2013
Sầu Riêng, Chôm Chôm Long Khánh Vào Siêu Thị Nhật Sầu Riêng, Chôm Chôm Long Khánh Vào Siêu Thị Nhật

Năm 2014, nông dân trồng sầu riêng, chôm chôm ở Long Khánh sẽ bán trực tiếp sản phẩm của mình vào Siêu thị Aeon Nhật Bản với mức giá cao và ổn định.

03/12/2013
Nuôi Tôm Xuất Khẩu Lo Ngại Tăng Trưởng Nóng Nuôi Tôm Xuất Khẩu Lo Ngại Tăng Trưởng Nóng

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Hòe nói bên cạnh niềm vui được cho là “ngoài dự báo” của Vasep, hiệp hội này cũng lo ngại về sự tăng trưởng “nóng” cả diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng.

26/12/2013
Để Quýt Đường Thêm “Ngọt” Để Quýt Đường Thêm “Ngọt”

Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân thu được hiệu quả kinh tế cao. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

03/12/2013
Nuôi Ếch Cần Một Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nuôi Ếch Cần Một Giải Pháp Phát Triển Bền Vững

Những năm gần đây, nhờ phát triển mô hình nuôi ếch kết hợp thả cá nên nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) từng bước cải thiện kinh tế, ổn định thu nhập gia đình. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn khá mới, người dân tự phát mở rộng diện tích thả nuôi, nên trong quá trình sản xuất còn gặp khó khăn và rủi ro cao.

26/12/2013