Trồng Cỏ Gắn Với Chăn Nuôi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ (Hà Giang) có lợi thế về những đồng cỏ tự nhiên và sản phẩm phẩm phụ dồi dào từ nông nghiệp như ngô, lạc, đậu đỗ… Trong những năm qua xã Tùng Vài đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc gắn với trồng cỏ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Cũng nhờ có phát triển trồng cỏ gắn với chăn nuôi gia súc, nhiều hộ gia đình ở xã Tùng Vài đã thoát nghèo vươn lên làm giầu, đó cũng chính là cơ sở tạo nên diện mạo mới cho nông nghiệp – nông thôn nơi đây.
Theo thống kê hiện nay toàn xã Tùng Vài có 1000 con trâu, 800 con bò và khoảng 2000 con dê…bên cạnh sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và huyện về hỗ trợ tiền mua con giống, hỗ trợ cho vay theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, chương trình nông nghiệp trọng tâm, giờ đây người dân xã Tùng Vài không chỉ tập trung mở rộng diện tích trồng cỏ mà còn mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi gia súc. Hiện nay toàn xã có hàng chục hộ gia đình phát triển chăn nuôi gia súc theo mô hình kinh tế hộ, bán trang trại, đối với những hộ này đều có diện tích cỏ đáp ứng đủ nguồn thức ăn cho gia súc.
Theo ông Cao Xuân Nghi – chủ tịch UBND xã Tùng Vài: Mục tiêu của xã là đưa chăn nuôi gia súc trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp với mô hình kinh tế trang trại qui mô hộ gia đình theo tinh thần Nghị quyết Đảng bộ huyện đã đề ra. Cùng với việc đầu tư lai tạo, mua con giống mới, xã đã vận động nhân dân trồng được trên 83 ha cỏ cỏ Goatemara và cỏ VA 06. Việc cho vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi xuất được nhân dân đồng tình ủng hộ; những hộ trước đây không có trâu, bò đến nay nhờ có vốn vay các hộ đều đầu tư vào chăn nuôi. Trong nghững năm tới xã tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi những diện tích nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, phấn đấu từ nay đến hết năm 2015, mỗi năm xã trồng mới bình quân đạt 15- 20 ha cỏ nhằm đáp ứng nguồn thức ăn cho gia súc và mỗi năm xây dựng từ 3-4 mô hình mẫu về chăn nuôi và mỗi mô hình có từ 7- 10 con trâu, bò, dê trở lên. Để phát triển chăn nuôi ổn định, cùng với việc tuyển chọn giống, xã sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn về chăn nuôi và trồng cỏ, phương pháp làm chuồng trại, thu gom và sử lý nguồn phân gia súc nhăm đảm bảo vệ sinh môi trường bên cạnh việc không ngừng đưa các tiến bộ KHKT mới vào trong chăn nuôi
Có thể bạn quan tâm

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.

Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.

Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".