Trồng chuối xiêm thu nhập cao

Chuối xiêm là một loại cây thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất phèn.
Nhiều người đã cải tạo vùng đất hoang hóa, lên liếp trồng chuối xiêm, hiệu quả nhất là đất rừng U Minh Thượng (Kiên Giang) và Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang).
Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công trồng chuối, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.
Tại xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang, anh Nguyễn Trung Trị có 7 công vườn cây ăn trái trồng xen chuối xiêm, mỗi năm thu nhập trên 50 triệu đồng từ tiền bán chuối.
Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, một người trồng chuyên canh chuối xiêm mỗi tháng có thể thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/công (bình quân mỗi cồng trồng khoảng 100 bụi, mỗi bụi từ 4 – 8 cây).
Chuối xiêm ngoài bán trái còn bán được lá và bắp.
Bắp chuối hiện nay thị trường tiêu thụ khá mạnh và giá cũng rất ổn định.
Giá bán tại vườn hiện nay là 5.000đ/kg, giá bán lẻ tại chợ từ 7.000 – 10.000đ/kg.
Anh Nhựt cho biết trồng 1 ha chuối có thể thu nhập tiền bắp chuối trên 10 triệu đồng/năm. Còn chị Nguyễn Thị Lâm, một thương lái ở U Minh Thượng cho biết bình quân cứ 2 ngày một lần, chị thu vô trên 1 tấn bắp chuối chở đi các nơi để giao lại cho bạn hàng.
Chuối xiêm có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là nên trồng vào đầu mùa mưa.
Từ lúc trồng đến khi trổ buồng khoảng 8 tháng.
Nếu trồng đúng kỹ thuật, giống tốt, bờ liếp cao, khoảng cách 5 m/bụi, cây sẽ cho trái to, trổ buồng sai, bình quân 8 - 10 nải/buồng.
Giá chuối hiện nay dao động từ 50.000đ/chục nải đến 70.000đ/chục nải.
Thường năm đầu, mỗi bụi chuối xiêm cho 3 buồng/năm; năm thứ hai 6 buồng/năm, bình quân cứ nửa tháng thương lái sẽ đến tận vườn thu mua một lần.
Chuối xiêm là loại chuối phổ biến được thị trường tiêu thụ mạnh nhất so với các loài chuối khác.
Ngoài trái ngon, ngot lịm, bổ dưỡng dùng ăn tươi, nhiều người còn dùng chuối xiêm để làm bánh kẹo, ép chuối phơi khô, ngào đường và nấu, nướng.
Ông Phạm Chí Công, cán bộ khuyến nông xã Phụng Hiệp khẳng định trồng chuối xiêm là một trong những mô hình thu nhập ổn định so với các loài cây ăn trái khác.
Đặc biệt đối với những vùng đất nhiễm phèn chỉ có cây chuối xiêm là thích nghi.
Hơn nữa, chuối xiêm là một loại cây dễ trồng, công chăm sóc cũng nhẹ, chỉ cần bón phân định kỳ và theo dõi sùng ăn.
Trước đây, nhiều người trồng chuối xiêm chỉ trồng nhỏ lẻ, thiếu tập trung nên hiệu quả không cao.
Hiện bà con ngoài trồng chuối bằng cây con còn có thể trồng chuyên canh bằng cây cấy mô, năng suất và chất lượng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi làm việc với ngành nông nghiệp ngày 30-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương xử lý dứt điểm tình trạng giết mổ lậu, bơm nước vào heo, bò. Ngoài ra, ngành cần đẩy nhanh việc thực hiện các cánh đồng lớn trên lúa, mía, bắp, điều... và đẩy cao năng suất, chất lượng trong chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh. Ngành cũng cần làm cầu nối để liên kết doanh nghiệp với nông dân, tạo đầu ra thuận lợi cho nông sản, thực phẩm.
Sau hơn 10 năm áp dụng phương pháp trồng hoa hồng trên đất lúa, đến nay mô hình trồng hoa của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò đã mở rộng gần 4.000m2 và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ khi cây nhãn tiêu Huế bị bệnh “chổi rồng”, ông Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Thái, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy) đã cùng với nhiều nông dân trong xã chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng. Nhờ sự nhanh nhạy này, mỗi năm trên 1 ha nhãn xuồng cơm vàng cho ông thu lãi gần 200 triệu đồng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cai Lậy vừa tổ chức ra mắt Tổ hợp tác “Nuôi heo sinh sản”, với 30 thành viên là hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã Bình Phú.

Trong khi nhiều thanh niên ở nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm, thì anh Nguyễn Văn Minh quyết tâm ở lại quê hương xây dựng kinh tế gia đình và anh đã thành công.