Trồng chuối xiêm thu nhập cao

Chuối xiêm là một loại cây thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất phèn.
Nhiều người đã cải tạo vùng đất hoang hóa, lên liếp trồng chuối xiêm, hiệu quả nhất là đất rừng U Minh Thượng (Kiên Giang) và Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang).
Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công trồng chuối, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.
Tại xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang, anh Nguyễn Trung Trị có 7 công vườn cây ăn trái trồng xen chuối xiêm, mỗi năm thu nhập trên 50 triệu đồng từ tiền bán chuối.
Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, một người trồng chuyên canh chuối xiêm mỗi tháng có thể thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/công (bình quân mỗi cồng trồng khoảng 100 bụi, mỗi bụi từ 4 – 8 cây).
Chuối xiêm ngoài bán trái còn bán được lá và bắp.
Bắp chuối hiện nay thị trường tiêu thụ khá mạnh và giá cũng rất ổn định.
Giá bán tại vườn hiện nay là 5.000đ/kg, giá bán lẻ tại chợ từ 7.000 – 10.000đ/kg.
Anh Nhựt cho biết trồng 1 ha chuối có thể thu nhập tiền bắp chuối trên 10 triệu đồng/năm. Còn chị Nguyễn Thị Lâm, một thương lái ở U Minh Thượng cho biết bình quân cứ 2 ngày một lần, chị thu vô trên 1 tấn bắp chuối chở đi các nơi để giao lại cho bạn hàng.
Chuối xiêm có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là nên trồng vào đầu mùa mưa.
Từ lúc trồng đến khi trổ buồng khoảng 8 tháng.
Nếu trồng đúng kỹ thuật, giống tốt, bờ liếp cao, khoảng cách 5 m/bụi, cây sẽ cho trái to, trổ buồng sai, bình quân 8 - 10 nải/buồng.
Giá chuối hiện nay dao động từ 50.000đ/chục nải đến 70.000đ/chục nải.
Thường năm đầu, mỗi bụi chuối xiêm cho 3 buồng/năm; năm thứ hai 6 buồng/năm, bình quân cứ nửa tháng thương lái sẽ đến tận vườn thu mua một lần.
Chuối xiêm là loại chuối phổ biến được thị trường tiêu thụ mạnh nhất so với các loài chuối khác.
Ngoài trái ngon, ngot lịm, bổ dưỡng dùng ăn tươi, nhiều người còn dùng chuối xiêm để làm bánh kẹo, ép chuối phơi khô, ngào đường và nấu, nướng.
Ông Phạm Chí Công, cán bộ khuyến nông xã Phụng Hiệp khẳng định trồng chuối xiêm là một trong những mô hình thu nhập ổn định so với các loài cây ăn trái khác.
Đặc biệt đối với những vùng đất nhiễm phèn chỉ có cây chuối xiêm là thích nghi.
Hơn nữa, chuối xiêm là một loại cây dễ trồng, công chăm sóc cũng nhẹ, chỉ cần bón phân định kỳ và theo dõi sùng ăn.
Trước đây, nhiều người trồng chuối xiêm chỉ trồng nhỏ lẻ, thiếu tập trung nên hiệu quả không cao.
Hiện bà con ngoài trồng chuối bằng cây con còn có thể trồng chuyên canh bằng cây cấy mô, năng suất và chất lượng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 1 tháng quy định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản có hiệu lực, tình trạng sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản cho thấy, trong tháng 3 chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.

Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cá tra đã thay thế cá ngừ đóng hộp trở thành loài cá được ưa chuộng nhất tại Hà Lan. Theo Ban Tiếp thị Thủy sản Hà Lan, năm 2011 nước này tiêu thụ 5.500 tấn cá tra NK từ Việt Nam, tăng so với 4.600 tấn năm 2010.

Ngắm toàn cảnh khu trang trại nuôi tôm hiện đại, bề thế rộng hàng chục ha nơi cửa biển vùng biên ải Móng Cái, nhiều người không khỏi thán phục tâm huyết, công sức của người chủ nhân.

Từ một sự tình cờ, gấc đến với bà con hai thôn Thạch Bồ, Bắc An (xã Hoà Tiến, Hoà Vang - Đà Nẵng). Tuy nhiên, chính sự tình cờ đó lại là cơ hội đổi đời cho nhiều hộ dân nơi đây. Họ đã giàu lên nhờ gấc.