Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chanh Không Hạt Hướng Chuyển Đổi Cây Trồng Tích Cực

Trồng Chanh Không Hạt Hướng Chuyển Đổi Cây Trồng Tích Cực
Ngày đăng: 26/04/2014

Trồng chanh không hạt đang được nông dân ở ấp Bình Phú, xã An Phú (TX. Bình Long, Bình Phước) thử nghiệm và bước đầu cho hiệu quả tốt.

Lứa chanh đầu tiên của trang trại Thanh Long ở tổ 7, ấp Bình Phú, xã An Phú trồng thử nghiệm 1.000 gốc trên diện tích 1,8 ha, đang cho những trái “ngọt” đầu mùa. Ông Trần Kim Khánh, phụ trách kỹ thuật của trang trại cho biết: “Trước đây trang trại trồng măng tây xanh nhưng thua lỗ vì xuống giá.

Thời gian sau chuyển đổi sang trồng chanh không hạt. Chúng tôi đi miền Tây tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật qua những người đã thành công, tìm tòi qua sách, báo rồi trồng thử nghiệm. Sau thời gian thấy cây phát triển tốt, chúng tôi tiếp tục nhân giống. Vụ chanh đầu tiên được người tiêu dùng đón nhận và liên tục đặt hàng”.

“Tuy là cây trồng không chịu được úng nhưng chanh không hạt lại cần nhiều nước nên khâu tưới tiêu luôn được chú trọng. Để cung cấp đủ nước tưới vào mùa khô, trang trại đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, dẫn nước đến từng gốc để cây luôn giữ độ ẩm, hạn chế thất thoát nước vào mùa khô. Vườn chanh để cỏ cao nhằm hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn, tăng cường thoát nước vào mùa mưa” - ông Khánh chia sẻ.

Chanh không hạt không đòi hỏi kỹ thuật nhiều nhưng phải theo quy trình từ khi xuống giống đến khi thu hoạch. “Hố trồng chanh rộng 60-80cm, khoảng cách giữa các hố trồng thích hợp là 3x4m.

So với chanh ta, chanh bông tím... thì chanh không hạt đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao hơn nên trước khi xuống giống cần xới đất tơi xốp, bón lót phân chuồng hoai mục, xử lý nấm bệnh trước khi rải xuống hố trồng, sau đó lấp một lớp đất mỏng. Hàng năm bón thêm phân chuồng vào đầu mùa mưa.

 Chanh không hạt thường bị một số loại sâu, bệnh tấn công như: Sâu vẽ bùa ăn hại lá non, sâu chích hút, rỉa sẹo, bệnh nấm hồng... Khi phát hiện cành, trái bị sâu bệnh cần cắt bỏ để tránh lây lan sang cây khác, kết hợp phun thuốc trừ sâu, bỏ những cành già cỗi giúp cây thông thoáng, tăng khả năng quang hợp” - ông Khánh cho biết thêm.

Sau khi trồng 9-12 tháng, chanh bắt đầu ra bông, tháng thứ 18 cho thu hoạch. “Lứa trái đầu tiên nên ngắt bỏ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành, tán. Khi cây ra bông cần bón phân, xịt thuốc theo chu kỳ và kích thích cho ra trái vào thời điểm giá thị trường cao.

Qua tìm hiểu ở một số mô hình trồng chanh không hạt lâu năm, mỗi vụ chanh cho thu hoạch 3-4 tháng, trung bình mỗi gốc đạt 50-60kg. Chanh đạt năng suất nhất là từ năm thứ 5 trở đi, mỗi năm thu hoạch từ 150 đến 200kg/gốc” - ông Khánh chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện chanh không hạt được thương lái đến tận vườn mua rồi chuyển đi Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, nhập vào siêu thị... với giá bán trung bình từ 15 đến 34 ngàn đồng/kg. Trái chanh sau hái chỉ cần bảo quản trong điều kiện bình thường cũng để được lâu, vỏ vẫn xanh tươi. Một số hộ trồng chanh ở xã An Phú đã nghĩ đến chuyện liên kết để mở rộng sản xuất trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Sủ Đất Tại Cẩm Phả Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Sủ Đất Tại Cẩm Phả

Từ ngày 26-29/6/2013, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sủ đất cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cấp tỉnh. Học viên đến từ các tỉnh/thành phố có lợi thế phát triển về ngư nghiệp như: Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa.

05/07/2013
Khi Con Đặc Sản Hết “Sốt” Khi Con Đặc Sản Hết “Sốt”

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…

14/08/2013
Chàng Trai Trẻ Thành Công Với Mô Hình Nuôi Rắn Ở Hòa Bình Chàng Trai Trẻ Thành Công Với Mô Hình Nuôi Rắn Ở Hòa Bình

Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

02/02/2013
Dù Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Nói Vẫn Lỗ Dù Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Nói Vẫn Lỗ

Mặc dù giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng nhẹ trong hơn 1 tháng qua nhưng ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ.

05/07/2013
“Cầu Nối” Cho Người Nuôi Bò Sữa “Cầu Nối” Cho Người Nuôi Bò Sữa

Ông Lê Hồng Duyên ở thôn Bồng Lai (Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đang trở thành một “địa chỉ cầu nối ”cho người nông dân quanh vùng đến trao đổi kinh nghiệm nuôi bò sữa, đầu tư trang bị máy vắt sữa, hợp tác tiêu thụ ổn định, lâu dài sản phẩm sữa bò tươi.

09/02/2013