Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chanh Chùm Thoát Nghèo

Trồng Chanh Chùm Thoát Nghèo
Ngày đăng: 27/08/2011

Với vốn ban đầu 50 triệu đồng ông Huỳnh Thanh Dũng ở ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới – An Giang mua 2.000 gốc chanh tàu chùm về trồng.

Lúc đầu nhiều người trong xóm nói ra nói vào không hiệu quả. Thế nhưng, mấy năm gần đây cây chanh đã chứng minh cho nhiều người thấy và bất ngờ. Trồng chanh giúp ông Dũng mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.

Trước đây cây chanh thường được nông dân trồng xen chứ không ai trồng chuyên canh. Bởi chanh chẳng cho hiệu quả là mấy, bán giá thấp. Ông Dũng từng suy nghĩ như vậy. Cho đến khi có người bạn chuyên bán giống cây trồng ở Bến Tre giới thiệu có giống chanh tàu chùm mới nhập về, thuyết phục mua nên ông Dũng mạnh tay mua về trồng thử trên đất phía sau nhà 2.000 gốc với giá lúc đó là 22.000 đồng/gốc. Cây giống lúc mới mua về chỉ có một thân trơ trọi, có mấy lá nhỏ xíu lơ thơ. Ông trồng 2 bên bờ vườn mà chẳng ai ngó tới.

Toàn bộ công sức thời gian, ông đều tập trung vào cây xoài và thửa ruộng nhà. Nhưng rồi 2 năm sau cây chanh phát lên, trái ra oằn cây, phải dùng cây tre chống đỡ nhánh. Vườn chanh của ông nay được 4 năm tuổi, thương lái vô mua không đủ bán. Đó là lúc chanh có giá từ 9.000-12.000 đồng/kg. Một năm ông Dũng thu trên 200 triệu đồng.

Ngó qua thấy xoài khó ăn, ông chẳng ngại ngần đốn hết, tập trung chăm sóc chanh. Chanh lúc này cũng đã phủ rộng kín vườn, mỗi cây có tán rộng tới 5m2. Bình quân 1 cây chanh thu được từ 50-100 kg trái/năm. Cây chanh chỉ chăm sóc 1 lần cho thu hoạch suốt năm và chi phí phân, thuốc chẳng bao nhiêu. Ông chỉ tốn tiền giống đầu tư một lần.

Ông Dũng cho biết: Cao điểm thu hoạch rộ vào khoảng tháng 2-3, lúc đó trái thuận mùa rất sai, ông phải thuê từ 10-15 người hái chanh mới kịp cân bán cho bạn hàng. Giá chanh bán tại vườn lúc hút hàng lên đến 25-26 ngàn đồng/kg. Đứng trong vườn chanh trĩu quả, ông Dũng cho biết, tích lũy từ việc chăm sóc hàng ngày và học qua sách vở nên ông biết xử lý chanh cho trái nhiều mùa nghịch, giá cao.

Ưu điểm của giống chanh này không giống cùng loại chanh tàu khác, trái mọc rải rác và riêng lẻ. Chanh tàu chùm trái mọc thành từng chùm như đúng tên gọi của nó. Một cuống mọc ra cả chùm trái, bình quân mỗi chùm 5-10 trái, có chùm sai oằn tới 15 trái. Giống này mỏng vỏ, nước nhiều và vị chua rất đậm đà, hơn hẳn loại chanh núm, vỏ dày, ít nước. Ông dự tính sẽ chiết cành, bán giống để tăng thu nhập, dù giá chanh hiện đang xuống giá chỉ còn 5.000- 6.000 đồng/kg tại vườn nhưng mỗi ngày lái đến hái 500 kg, tính ra thu nhập của gia đình ông cũng được 2,5 triệu đồng.

Không chỉ thu nguồn lợi đáng kể từ chanh, ông Dũng còn trồng xen chuối già, mỗi năm thu nhập thêm hơn 100 triệu đồng. Trái chanh không phải lo đầu ra bởi lúc nào cũng dễ bán, thương lái đến tận vườn thu mua bán về TP.HCM, ra Hà Nội và xuất sang Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Chiêu diệt mối bằng bẫy sinh học Chiêu diệt mối bằng bẫy sinh học

Diệt mối bằng bẫy sinh học thể hiện tính năng ưu việt hơn các biện pháp khác.

03/08/2015
Quả ngọt từ cánh đồng 90 triệu/ha Quả ngọt từ cánh đồng 90 triệu/ha

Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh quá trình thực hiện Dự án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

03/08/2015
Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình

Huyện Quang Bình có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện,... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS. Tuy nhiên, việc NTTS cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, chưa quy mô; các hộ dân chủ yếu chỉ nuôi ở ao, ruộng lúa mang tính tự cung, tự cấp nhằm cải thiện đời sống; vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

03/08/2015
Lập bản đồ vùng nuôi, xuất khẩu cá tra Lập bản đồ vùng nuôi, xuất khẩu cá tra

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

03/08/2015
Lần đầu tiên Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo Lần đầu tiên Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo

Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi loài đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis nguồn gốc từ Tây Tạng.

04/08/2015