Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chà Là Trên Đất Mặn

Trồng Chà Là Trên Đất Mặn
Ngày đăng: 17/06/2012

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...

Việc trồng chà là (tên khoa học: Phoenix datylifera L) có thể nhân rộng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Năm 2000, kỹ sư Đặng Trung Tấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải đã trồng thí điểm 400 cây chà là ở U Minh, Cà Mau. Qua nghiên cứu cho thấy, cây chà là cần nhiều nắng, thích hợp với nhiệt độ và ánh sáng ở vùng Cà Mau. Theo dõi tại gia đình ông Lý Văn Khai ở xã An Xuyên (TP.Cà Mau) cho thấy: Khi trồng ở bờ vuông nuôi tôm, cây phát triển tốt, khi bứng về trồng ở vườn nhà cây cũng vẫn xanh tốt. Dọc các bờ kênh ở Cà Mau, ở ĐBSCL còn nhiều diện tích trống, nếu trồng kín chà là thì nguồn lợi thu không nhỏ.

Chà là cũng là loại cây kén đất. Trên thế giời chúng chỉ trồng được ở Ai Cập, Iran, Iraq... Trái chà là khô ăn ngon, dinh dưỡng cao, chứa đường fructo (người bị bệnh tiểu đường vẫn dùng được). Lượng cung hiện chỉ đáp ứng vài chục phần trăm so với nhu cầu của thế giới. Vì vậy mà giá cả cũng rất hấp dẫn với người trồng. Theo một số tài liệu, giá thị trường thế giới vẫn ở mức trên dưới 5 USD/kg trái khô. Hoa chà là nhiều mật, mùi thơm ngào ngạt, nếu trồng nhiều sẽ phát triển được đàn ong mật (cây ra hoa và đậu trái trong mùa khô).

Kết quả cho thấy, dự án có tính khả thi cao, nhất là đối với tỉnh Cà Mau - nơi có diện tích lớn đất nhiễm mặn do chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa sang nuôi tôm và vùng ngọt - lợ đang cần các giống cây trồng mang tính chiến lược, sinh lợi và ổn định lâu dài (thay thế vườn cây tạp với các giống cây truyền thống kém hiệu quả kinh tế).

Tuy nhiên những gì mà Trung tâm làm được chưa đủ sức thuyết phục, chưa được sự ủng hộ từ một số cơ quan hữu quan ở Cà Mau. Vì 2 lý do: Đây là giống cây trồng mới, chưa phát triển ở nơi nào trong nước. Mặt khác, đây là giống cây sống rất khoẻ, bộ rễ rất phát triển, nếu vì lý do nào đó phải phá bỏ chuyển qua cây trồng khác thì ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất. Theo các nhà khoa học, để có câu trả lời chính xác, cần tổ chức hội thảo về cây chà là ở ĐBSCL./.

Có thể bạn quan tâm

Vụ Mới Lắm Khó Khăn Vụ Mới Lắm Khó Khăn

Theo kế hoạch, lịch gieo sạ lúa đại trà vụ đông xuân 2014 – 2015 bắt đầu từ ngày 25.12.2014 đến ngày 10.1.2015. Đối với chân ruộng trũng, chưa rút nước kịp thời thì gieo mạ để cấy và phải chấm dứt gieo cấy trước ngày 15.1.2015. Cơ cấu giống lúa tập trung ở các loại trung, ngắn ngày.

27/11/2014
Trồng Mãng Cầu Theo Hướng Vietgap Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn Trồng Mãng Cầu Theo Hướng Vietgap Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.

25/06/2014
Thất Thu Vì Ruộng Trầm Thủy Thất Thu Vì Ruộng Trầm Thủy

“Vụ hè cũng như vụ đông, chỗ khác thì lo thiếu nước, còn nông dân ở dọc kênh chìm này thì lúc nào cũng lo thừa nước. Thừa đến nỗi chả trồng được cây gì”- ông Huỳnh Ngọc Vàng ngụ ở đội 3 thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi than thở khi nhắc đến hơn 2 sào ruộng ở xứ đồng Tiểu Giang.

27/11/2014
A Xing Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới A Xing Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới

Là một xã vùng sâu của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), kinh tế chậm phát triển nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết, đồng lòng, góp sức của người dân, xã A Xing đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật nhất là kết quả xây dựng nông thôn mới.

27/11/2014
Triển Vọng Từ Một Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Mới Triển Vọng Từ Một Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Mới

Vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục tại tỉnh Quảng Bình”. Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Công ty cổ phần Thanh Hương (Hải Ninh, Quảng Ninh) chủ trì, kéo dài gần 3 năm với tổng kinh phí lên đến 2,6 tỷ đồng.

26/06/2014