Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng cây lựu trong chậu sai trĩu quả tưởng khó mà dễ

Trồng cây lựu trong chậu sai trĩu quả tưởng khó mà dễ
Ngày đăng: 26/11/2015

Lựu không chỉ là loại trái cây yêu thích của nhiều người mà việc trồng cây lựu trong chậu còn có tác dụng làm cảnh trong nhà và mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy nhất định.

Chậu kiểng lựu với những chùm hoa đỏ rực rỡ mang ý nghĩa xua tan tà ma, vận xui và mang lại nhiều niềm vui, tài lộc, may mắn cho nhà gia chủ mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Nhiều người còn cho rằng, trong giới các loại cây ăn trái, thạch lựu được xếp vào diện một trong những "mỹ nhân" của các loài cây bởi chúng đẹp từ hình dáng đến màu sắc của cả hoa, lá, quả, cành và toàn thân.

Thay vì việc mua những chậu kiểng lựu vào dịp Tết sắp tới, tại sao bạn không thử cùng thử trồng cây lựu trong chậu ngay bây giờ nhỉ?

Cách trồng lựu tại gia như sau:

1.Tách bỏ phần hột với phần hạt mọng nước, sau đó rửa sạch và để ráo.

2.Đặt những hột lựu vừa để ráo lên một tấm khăn giấy ẩm và cuộn lại.

3.Đặt các cuộn giấy ẩm có chứa hạt giống lựu vào trong những túi bóng và để chúng ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải.

4.Kiểm tra độ nảy mầm của những túi hạt giống sau khi để khoảng 10 ngày.

5.Đặt những hạt giống đã nảy mầm vào khay đựng sẵn đất, tạo những lỗ nhỏ và đặt các hạt mầm xuống đó.

Dùng đất phủ kín bề mặt hạt.

Thường xuyên tưới nước và luôn giữ ẩm cho đất để cây lựu có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Lưu ý: Đặt khay chứa hạt mầm dưới ánh sáng đèn sưởi hoặc để ra nơi cửa sổ để đảm bảo cây có đầy đủ ánh sáng để phát triển.

Sau 6 tuần cây bắt đầu phát triển đạt từ 8 đến 10 cm.

Sau 3 tháng kể từ khi gieo hạt, cây sẽ đạt chiều cao khoảng 15 đến 20 cm

Cây lớn lên đòi hỏi phải được chuyển sang chậu lớn hơn

Thời điểm cây sẽ đủ tiêu chuẩn để bạn nên cho chúng sống ở một nơi rộng rãi hơn như chậu lớn hay ra hẳn ngoài vườn.

Với những người thích trồng cây lựu trong chậu để làm cảnh, bày chơi trong nhà thì nên chọn loại chậu không lớn.

Bạn có thể cắt tỉa, tạo dáng đẹp cho cây theo sở thích của mình, loại bỏ những cành khó có khả năng ra trái.

Tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, khoảng 1 lần/tháng bón cho cây một ít phân bón hữu cơ.

Bị hạn chế về khoảng đất trồng trong chậu nên cây sẽ ra quả nhỏ, chỉ để ngắm chứ ăn sẽ không ngon.

Với những người muốn trồng lựu để lấy trái ăn thì tốt nhất trồng cây con xuống đất vườn ngay sau khi cây đạt chiều cao khoảng 30 - 40 cm.

Cây nên trồng ở nơi có nhiều nắng, thoát nước tốt.

Cứ nửa tháng lại bón cho cây bằng phân hữu cơ.

Một lưu ý khi tự trồng lựu tại nhà, đó là bạn nên thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn để cây ra hoa và quả nhiều hơn.


Có thể bạn quan tâm

Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.

12/11/2014
Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.

12/11/2014
Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014