Trồng cây dược liệu quý chống tuyệt chủng và phát triển kinh tế

Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu (NCSXDL) Miền Trung (thuộc Công ty TNHH Sản xuất thương mại (SXTM) Hồng Đài Việt) ở thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, đang trồng và bảo tồn hơn 20 loại cây dược liệu quý; trong đó nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng như xáo tam phân, cây mật nhân và đặc biệt là cây nhân sâm Phú Yên.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong rễ cây mật nhân (tên khoa học eurycoma longifolia) có chứa các hoạt chất quassinoid, triterpen, alcaloid canthin, alcoloid carbonlin. Những chất này có tác dụng kích thích tăng cường testosterone nội sinh. Vì thế, rễ cây mật nhân có khả năng tăng cường khả năng sinh lý nam giới, hạn chế quá trình mãn dục nam tự nhiên. Trong khi đó, cây xáo tam phân (tên khoa học paramignya trimera) lại có các hoạt chất như flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.
Chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Còn nhân sâm (tên khoa học là hibiscus sagittifolius kurz var.quinquelobus gagnep), có chứa chất saponin. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt. Kết quả khảo sát cho thấy saponin và courmarin chống được virus HIV, chống khối u, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp tim, kháng viêm, chống loãng xương, điều trị bệnh hen suyễn và một vài bệnh thuộc hệ bạch huyết.
Ông Hoàng Xuân Lâm, Phó giám đốc Công ty TNHH SXTM Hồng Đài Việt, cho biết: Hiện nay, 2 loại cây mật nhân và xáo tam phân trong tự nhiên bị người dân khai thác vô tội vạ, nên có nguy cơ bị tuyệt chủng gen. Nếu không giữ, chúng sẽ biến mất. Vì thế, chúng tôi đã đầu tư thành vườn cây bảo tồn. Cũng theo ông Lâm, cây mật nhân khá đẹp, nên trồng làm cây cảnh xung quanh nhà rất thích hợp và lưu giữ lại được gen cây dược liệu quý này.
Hiện nay, Trung tâm NCSXDL Miền Trung cũng đang trồng khảo nghiệm, nghiên cứu nhân sâm Phú Yên. Đây là loại sâm bố chính mọc hoang dại. Trong nhân sâm Phú Yên có hoạt chất Saponin triterpen, được xem là nhóm hợp chất có tác dụng quyết định những tác dụng dược lý điển hình của các cây họ nhân sâm (Araliaceae), trong đó có tác dụng tăng lực, chống yếu sức. “Với tốc độ khai thác hiện nay, nhân sâm Phú Yên sẽ bị tuyệt chủng nên chúng tôi quyết định nhân giống. Để có nguồn nguyên liệu ổn định, bền vững; xây dựng thương hiệu Sâm Phú Yên; mang lại thu nhập ổn định cho dân miền núi, cần phải nghiên cứu đưa ra trồng đại trà và chế biến sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng”, ông Lâm nói.
Trong số cây dược liệu quý, Trung tâm NCSXDL Miền Trung trồng, sản xuất thành công và gây dựng được thương hiệu trong 10 năm qua là cây diệp hạ châu (tên khoa học của loại cây này là phyllanthus amarus schum.et thonn). Trong diệp hạ châu có phyllanthin, hypophyllanthin và triacontanal có tác dụng mát gan, bảo vệ gan và khôi phục, tăng cường chức năng gan. Hiện nay, trung tâm này đã sản xuất các sản phẩm như dược liệu - trà dược liệu, cao chiết, bột sấy phun và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các công ty sản xuất dược phẩm trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra, trung tâm xâm nhập, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cây dây thìa canh (một cây dược liệu chuyên trị bệnh tiểu đường) dưới dạng nguyên liệu. Để có nguồn nguyên liệu, trung tâm đã liên kết hơn 500 hộ dân trồng dược liệu, cung cấp cho nhà máy, đem lại thu nhập cao cho người trồng từ 200 đến 250 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm trở lại đây các mô hình thâm canh, xen canh ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Trong đó, mô hình trồng mì xen quế, mì xen keo đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Minh Long (Quảng Ngãi).

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

Từ năm 2001 đến nay, do dịch bệnh, thua lỗ, diện tích nuôi tôm ngày càng giảm, tốc độ giảm bình quân 2,91%/năm. Năm 2012, diện tích nuôi tôm giảm, chỉ còn 2.112 ha, giảm 15,5% so năm 2011, nhưng diện tích tôm bệnh lại tăng, lên đến 870,1 ha, gấp 2 lần so năm 2011 (năm 2011 diện tích tôm bệnh: 434,5 ha).

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) vừa phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng phường Cam Thuận (Cam Ranh) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bớp cho 40 ngư dân phường Cam Thuận và Cam Phú.

Hiện Campuchia đang bùng phát dịch cúm A H5N1, còn Trung Quốc là dịch cúm A H7N9, vì thế nhiều cơ sở, trang trại nuôi gà đã tăng cường phòng dịch để bảo vệ đàn gia cầm.