Trang chủ / Cây ăn trái / Đu đủ

Trồng Cây Đu Đủ Theo Phương Pháp Mới

Trồng Cây Đu Đủ Theo Phương Pháp Mới
Ngày đăng: 29/07/2013

Đu đủ là loại cây trồng có giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, hạn chế của đu đủ là thường bị bệnh xoắn lá, xoắn đọt, làm cho cây còi cọc không ra trái được. Qua nhiều năm canh tác loại cây này, anh Nguyễn Thành Khải, ở thôn Phú Thạnh, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn) đã đúc kết được những kinh nghiệm quý.

Vườn đu đủ của anh Khải rộng 6 sào, đang ở thời kỳ ra trái. Nhờ có nhiều sáng kiến trong canh tác, nên đu đủ cho trái to, đều, năng suất cao gấp rưỡi so với những hộ trồng theo cách thông thường. Hiện nay, cứ 4 ngày anh Khải hái đu đủ 1 lần, mỗi lần thu được 1,4 tấn. Thương lái mua tận vườn giá 4.000 đồng/kg, tính ra mỗi ngày anh thu gần 300.000 đồng, liên tục trong vòng một năm nay.

Anh Khải chia sẻ, trồng đu đủ cho thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây khác. Tuy vậy, để đạt hiệu quả, khâu đầu tiên phải chọn được vùng đất thích hợp. Đặc tính của đu đủ là “nắng không ưa, mưa không chịu”, vì vậy chỉ trồng được ở vùng đất tơi, xốp, độ ẩm cao, thoát nước dễ. Việc chọn giống cũng rất quan trọng, để loại bỏ bớt cây đực, chỉ sử dụng những quả đu đủ to đều vừa chín ửng, mổ ra lấy hạt dùng rổ đãi chọn những hạt chắc phơi qua một nắng đưa đi ươm. Khi hạt nẩy mầm, cho vào bầu nuôi 30 ngày cây cao khoảng 15 cm là đưa ra trồng.

Thông thường, cây được trồng thẳng đứng, nhưng qua thực tế theo cách này cây chỉ phát triển nhanh về chiều cao, mà lại chậm ra trái, nếu gặp mưa lớn dễ đổ ngã. Cách làm của anh Khải là khi trồng đặt bầu giống nằm dọc, để thân đu đủ nằm nghiêng so với mặt đất, mật độ vừa phải, khoảng 300 cây/sào là vừa. Với cách trồng này, hạn chế cây phát triển chiều cao, trong khi bộ rễ và gốc cây to, chắc, khi đu đủ ra trái gặp mưa, gió vẫn không đổ ngã. Cần chú ý, quá trình chăm sóc chỉ dùng tay nhổ cỏ, không dùng cuốc làm đứt rễ, dẫn đến bị úng thủy, cây chết.

Mỹ Sơn là địa phương có diện tích cây đu đủ lớn nhất trên toàn tỉnh, khoảng 10 ha. Lâu nay bà con trồng đu đủ chủ yếu bằng kinh nghiệm dân gian. Với phương pháp canh tác mới của anh Khải, nếu được bà con áp dụng rộng rãi chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Đu Đủ Trái Vụ Trồng Đu Đủ Trái Vụ

Trước đây, đu đủ được coi là loại cây trồng của người nghèo vì giá trị kinh tế không cao. Thời gian gần đây, nhờ ứng dụng những khoa học công nghệ trong trồng trọt như chọn giống tốt, áp dụng quy trình canh tác và đặc biệt là xác định thời điểm xuống giống thích hợp, trồng đu đủ đã mang lại lợi nhuận cao.

25/12/2011
Cách Chọn Giống Đu Đủ Cho Nhiều Quả Cách Chọn Giống Đu Đủ Cho Nhiều Quả

Các giống đu đủ của Việt Nam hay của Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, ấn Độ... đều để giống được, với điều kiện không phải là giống lai F1. Các giống của Đài Loan có tỷ lệ cây cái cao và thường thuộc loại cây lai nhân tạo

20/12/2011
Cách Phòng Và Trị Bệnh Đu Đủ Xoắn Lá Cách Phòng Và Trị Bệnh Đu Đủ Xoắn Lá

Cây đu đủ thường hay bị sâu bệnh phá hoại như tuyến trùng hại rễ, nhện đỏ chích hút làm lá vàng ra.. Rệp sáp và bọ trĩ chích hút làm cây và quả mất nhựa, lại còn truyền virus gây bệnh xoắn lá. Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Đu đủ rất chịu phân. Càng nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây đạt năng suất cao

25/06/2011
Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị

Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus) còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn, là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ, gây trở ngại lớn cho nghề trồng đu đủ ở nước ta. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, quả đến thân và cuống lá.

25/12/2011
Phòng Trừ Rệp Sáp Trên Đu Đủ Phòng Trừ Rệp Sáp Trên Đu Đủ

Cây đu đủ bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó thì rệp sáp giả là loại côn trùng khá phổ biến đã làm giảm năng suất và phẩm chất đu đủ nghiêm trọng nếu không kịp thời phòng trị.

28/03/2012