Trồng cam thu lợi nhuận cao
“Thổ nhưỡng tại đây thuận lợi cho vườn cây ăn trái phát triển, giá cả sản phẩm cây có múi luôn ổn định và giữ ở mức cao nên tạo được tâm lý phấn khởi cho nhà vườn phát triển diện tích” - ông Đặng Vũ Khương - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Khánh Trung cho biết. Hiện diện tích cam trên địa bàn xã được khép kín với hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn chỉnh, từng bước giúp nông dân chủ động trong việc tưới tiêu, tránh lũ, an tâm khi xử lý ra hoa cho trái.
Qua thống kê từ UBND xã Tân Khánh Trung, hiện nay diện tích canh tác cây cam trên địa bàn lên đến khoảng 150ha. Trong đó, tập trung các loại cam sành, cam dây và cam xoàn. Hàng năm, sản lượng cung ứng cho thị trường trên 3.000 tấn trái. Phần lớn tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh, các chợ đầu mối và thị trường Campuchia.
UBND xã vận động thành lập Câu lạc bộ trồng cam nhằm giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận được những kiến thức mới trong sản xuất kinh doanh. Không dừng lại đó, để sản phẩm thế mạnh của địa phương mang tính bền vững, các hộ nông dân đã mạnh dạn liên kết hình thành Tổ hợp tác (THT) cam sạch xã Tân Khánh Trung với diện tích gần 10ha và đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Qua đó giúp nông dân tiếp cận với cách sản xuất mới vừa tiết kiệm được chi phí, không gây ảnh hưởng môi trường cũng như sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng. Với sự quyết tâm cao trong việc phát triển sản phẩm sạch đã giúp thị trường của sản phẩm không ngừng mở rộng, tạo tiền đề liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp.
Theo ông Lê Văn Bá - Tổ trưởng THT cam sạch Tân Khánh Trung thì cam là loại cây trồng khó tính. Để trồng đạt hiệu quả về năng suất và chất lượng, nông dân không chỉ có kinh nghiệm mà còn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật giúp cây phát triển, hạn chế cây bị suy kiệt theo năm tháng. Xét về yếu tố kinh tế, đây là sản phẩm mang lại nguồn thu nhập khá cao cho bà con nông dân. Bình quân cam dây có giá từ 13.000 - 15.000 đồng/kg, cam soàn từ 28.000 - 40.000 đồng/kg, cam sành 10.000 đồng, với mỗi công đất trồng cam, nông dân có lãi từ 20 triệu - 40 triệu đồng.
“Hiệu quả kinh tế từ cây cam đã giúp người nông dân trên địa bàn xã có cuộc sống ổn định, phát triển hơn. Qua đó, góp phần xây dựng nông thôn mới, nhất là việc hoàn thiện tiêu chí về nhà ở và thu nhập bình quân đầu người” - ông Đặng Vũ Khương nói.
Dù bước đầu trái cam đã mang lại hiệuquả tích cực tuy nhiên hiện nay là sản phẩm tiêu thụ chủ yếu qua thương lái, dẫn đến việc chưa khai thác triệt để hiệu quả kinh tế. Người nông dân mong mỏi có thể hợp tác với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra ổn định hơn.
Xác định liên kết là một trong những phương hướng cần thiết, THT đã chủ động tìm kiếm doanh nghiệp tiêu thụ (siêu thị CoopMart Cao Lãnh). Tuy nhiên, giữa THT và siêu thị vẫn chưa “gặp nhau”. Theo ông Lê Văn Bá, dù giá thu mua tại siêu thị cao hơn thương lái nhưng chỉ chọn thu mua những sản phẩm đáp ứng tiêu chí của đơn vị, số còn lại nông dân phải tự tiêu thụ.
Trong khi, nông dân tại vườn bán “xô” cho thương lái, giá không chênh lệch quá nhiều so với bán cho siêu thị. Hiện tại chưa cộng tác được với đơn vị thu mua nào nhưng chúng tôi xác định, để mang tính bền vững thì tất yếu phải có sự đồng hành của doanh nghiệp. Sắp tới, THT sẽ tiếp tục tìm những đối tác doanh nghiệp khác để liên kết tiêu thụ cả đầu vào và đầu ra cho nông sản. Đồng thời, tiếp tục mở rộng diện tích sản phẩm cam sạch thêm khoảng 5ha.
Có thể bạn quan tâm

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang bạn sẽ cảm thấy rất ngỡ ngàng bởi màu sắc sân vườn phía trước nhiều ngôi nhà rất ư là lạ mắt. Trong xanh thẫm mượt mà của cỏ cây, có màu xanh dương đậm của những tấm bạt ni-lon được che chắn thành hình chữ nhựt, mỗi ô chừng vài chục mét vuông. Trong bể có lục bình, điên điển đang trổ ra những bông hoa sắc màu mát dịu. Những cái bể ấy dùng để nuôi lươn đó bạn ạ! Điểm qua hành trình của con lươn từ tự nhiên đi vào bồn bể, bạn sẽ thầm cảm ơn bao người nông dân chân chất đã cần mẫn sớm hôm để tạo thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho đời.

Ngày 20-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa). Người dân ĐBSCL hy vọng đây là giải pháp khắc phục tình trạng lúa hàng hóa ùn ứ trong dân, giá lúa sụt giảm khi vào vụ thu hoạch đông ken.

Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.

Qua nhiều năm, ông Võ Văn Vân (KP. Đông, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An - Bình Dương) thử nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau từ trồng cây ăn trái, đến chăn nuôi… nhưng đều không mang lại hiệu quả. Chỉ khi quyết định nuôi cá tai tượng, ông mới thực sự thoát nghèo.

Trong tháng 2/2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ở nước ngọt và nước lợ) toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt hơn 570 ha, tăng 11,2% so cùng kỳ năm trước.