Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng cam thu lợi nhuận cao

Trồng cam thu lợi nhuận cao
Ngày đăng: 23/05/2015

“Thổ nhưỡng tại đây thuận lợi cho vườn cây ăn trái phát triển, giá cả sản phẩm cây có múi luôn ổn định và giữ ở mức cao nên tạo được tâm lý phấn khởi cho nhà vườn phát triển diện tích” - ông Đặng Vũ Khương - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Khánh Trung cho biết. Hiện diện tích cam trên địa bàn xã được khép kín với hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn chỉnh, từng bước giúp nông dân chủ động trong việc tưới tiêu, tránh lũ, an tâm khi xử lý ra hoa cho trái.

Qua thống kê từ UBND xã Tân Khánh Trung, hiện nay diện tích canh tác cây cam trên địa bàn lên đến khoảng 150ha. Trong đó, tập trung các loại cam sành, cam dây và cam xoàn. Hàng năm, sản lượng cung ứng cho thị trường trên 3.000 tấn trái. Phần lớn tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh, các chợ đầu mối và thị trường Campuchia.

UBND xã vận động thành lập Câu lạc bộ trồng cam nhằm giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận được những kiến thức mới trong sản xuất kinh doanh. Không dừng lại đó, để sản phẩm thế mạnh của địa phương mang tính bền vững, các hộ nông dân đã mạnh dạn liên kết hình thành Tổ hợp tác (THT) cam sạch xã Tân Khánh Trung với diện tích gần 10ha và đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Qua đó giúp nông dân tiếp cận với cách sản xuất mới vừa tiết kiệm được chi phí, không gây ảnh hưởng môi trường cũng như sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng. Với sự quyết tâm cao trong việc phát triển sản phẩm sạch đã giúp thị trường của sản phẩm không ngừng mở rộng, tạo tiền đề liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp.

Theo ông Lê Văn Bá - Tổ trưởng THT cam sạch Tân Khánh Trung thì cam là loại cây trồng khó tính. Để trồng đạt hiệu quả về năng suất và chất lượng, nông dân không chỉ có kinh nghiệm mà còn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật giúp cây phát triển, hạn chế cây bị suy kiệt theo năm tháng. Xét về yếu tố kinh tế, đây là sản phẩm mang lại nguồn thu nhập khá cao cho bà con nông dân. Bình quân cam dây có giá từ 13.000 - 15.000 đồng/kg, cam soàn từ 28.000 - 40.000 đồng/kg, cam sành 10.000 đồng, với mỗi công đất trồng cam, nông dân có lãi từ 20 triệu - 40 triệu đồng.

“Hiệu quả kinh tế từ cây cam đã giúp người nông dân trên địa bàn xã có cuộc sống ổn định, phát triển hơn. Qua đó, góp phần xây dựng nông thôn mới, nhất là việc hoàn thiện tiêu chí về nhà ở và thu nhập bình quân đầu người” - ông Đặng Vũ Khương nói.

Dù bước đầu trái cam đã mang lại hiệuquả tích cực tuy nhiên hiện nay là sản phẩm tiêu thụ chủ yếu qua thương lái, dẫn đến việc chưa khai thác triệt để hiệu quả kinh tế. Người nông dân mong mỏi có thể hợp tác với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra ổn định hơn.

Xác định liên kết là một trong những phương hướng cần thiết, THT đã chủ động tìm kiếm doanh nghiệp tiêu thụ (siêu thị CoopMart Cao Lãnh). Tuy nhiên, giữa THT và siêu thị vẫn chưa “gặp nhau”. Theo ông Lê Văn Bá, dù giá thu mua tại siêu thị cao hơn thương lái nhưng chỉ chọn thu mua những sản phẩm đáp ứng tiêu chí của đơn vị, số còn lại nông dân phải tự tiêu thụ.

Trong khi, nông dân tại vườn bán “xô” cho thương lái, giá không chênh lệch quá nhiều so với bán cho siêu thị. Hiện tại chưa cộng tác được với đơn vị thu mua nào nhưng chúng tôi xác định, để mang tính bền vững thì tất yếu phải có sự đồng hành của doanh nghiệp. Sắp tới, THT sẽ tiếp tục tìm những đối tác doanh nghiệp khác để liên kết tiêu thụ cả đầu vào và đầu ra cho nông sản. Đồng thời, tiếp tục mở rộng diện tích sản phẩm cam sạch thêm khoảng 5ha.


Có thể bạn quan tâm

Giải Bài Toán Cây Trồng Để Thoát Nghèo Giải Bài Toán Cây Trồng Để Thoát Nghèo

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

28/06/2013
Trồng Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng Trồng Cây Dược Liệu Dưới Tán Rừng

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

08/06/2013
Nuôi Gà Thịt An Toàn Sinh Học Nuôi Gà Thịt An Toàn Sinh Học

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.

28/06/2013
Đón Năm Rắn Bằng Dự Án Rắn Đón Năm Rắn Bằng Dự Án Rắn

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.

15/01/2013
Nuôi Heo Không Tắm Nuôi Heo Không Tắm

Chúng tôi tìm về trại heo của ông Cao Minh Khải, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) để được xem tận mắt những con heo “không phải tắm” đầu tiên ở xứ dừa.

16/01/2013