Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cam Rinh Được Cả Ô Tô

Trồng Cam Rinh Được Cả Ô Tô
Ngày đăng: 22/02/2014

Ông Tạ Đình Đào - người mua được xe ô tô nhờ cây cam, phấn khởi cho hay, vụ cam năm ngoái, ông trúng đậm vì cam được mùa, được giá, đã bỏ ra 1,3 tỷ đồng mua xe Camry 2.4 làm phương tiện đi lại.

Những ngày áp Tết Giáp Ngọ, người dân ở Cao Phong (Hòa Bình) đang chạy đôn chạy đáo… như ngựa. Người hái cam, người mang cam ra QL6 bán đông như trẩy hội, cam mang ra đến đâu, bán hết tới đó. Nhiều người đã sắm được ô tô đời mới được mua từ tiền bán cam.

Chưa bao giờ được mùa như thế

Những ngày này về Cao Phong (Hòa Bình), đi dọc QL6 đâu đâu cũng thấy bày bán cam Cao Phong, cam Canh, người mua kẻ bán tấp nập vui như hội vậy.

Gặp chúng tôi, ông Bùi Văn Tiến ở khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) một trong những tỷ phú phất lên nhờ cam vui vẻ nói: “Những năm trước thì hộ được, hộ mất mùa, nhưng năm nay hầu như hộ nào cũng được mùa. Không chỉ vậy, giá năm nay cũng nhỉnh hơn năm ngoái với giá cao nhất khoảng 28.000 đồng/kg, tăng 2.000 – 4.000 đồng/kg”.

Ông Tiến cho biết, gia đình ông có gần 10ha cam, trong đó 5ha đã cho thu hoạch. Vụ cam năm ngoái ông thu gần 120 tấn cam, doanh thu hơn 2 tỷ đồng. “Năm nay tôi dự kiến thu khoảng 150 tấn, tính sơ sơ cũng bỏ túi trên dưới 3 tỷ đồng” – ông Tiến tự tin nói.

Diện tích không lớn như ông Tiến, nhưng ông Nguyễn Hồng Lâm, khu 8, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) vẫn rất vui. Ông vui bởi công sức cả một năm của ông và gia đình đã được đền đáp xứng đáng. Dẫn chúng tôi ra vườn cam sai trĩu quả, ông Lâm cười tươi nói: “Giờ nhìn cả vườn cam đâu cũng thấy quả, không vui sao được”.

Ông Nguyễn Hồng Thủy – Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong cho biết, hiện thị trấn có khoảng 521ha cam, trong đó 332ha đã cho thu hoạch, ước chừng sản lượng khoảng 15.000 – 16.000 tấn/năm, trong đó nhiều hộ có 5 – 10ha cam, thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Theo ông Thủy, một trong những nguyên nhân vụ cam năm nay được mùa, được giá là vì thời điểm cam ra hoa và quả non thời tiết rất thuận lợi. Hơn nữa, năm nay ít mưa nên cam không bị rụng, khi chuẩn bị thu hoạch thì thời tiết lại chuyển sang rét, nên quả cam có lượng đường rất cao. Bên cạnh đó việc trồng cam theo VietGAP cũng là một trong những nguyên nhân giúp cam Cao Phong tăng giá.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết một nguyên nhân quan trọng khiến cam Cao Phong tăng giá là do dân Việt mình đã quá ngán hàng Trung Quốc và tẩy chay không mua”. Đó chính là lý do quan trọng giúp “vựa” cam Tây Bắc ngày càng trù phú, phát triển.

Ngày càng nhiều tỷ phú cam

Theo ông Thủy, năm 2013 riêng thị trấn Cao Phong có tới 39 hộ đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, trong đó hơn 96% là thu từ cam. Điển hình như hộ ông Tạ Đình Đào thu hơn 3 tỷ, bà Đặng Thị Thu 3 tỷ, ông Nguyễn Văn Sơn gần 3 tỷ, ông Bùi Văn Tiến hơn 2 tỷ đồng… còn các hộ thu từ 500 – đến dưới 1 tỷ đồng có đến hàng trăm hộ.

Từ khi sản phẩm cam Cao Phong được ưa chuộng, đã có khá nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội lên đây mua đất trồng cam. Theo một nhà đầu tư trẻ, trồng cam không lo bị mất giá như đi buôn bất động sản hay chứng khoán, bởi đây là sản phẩm người thực, việc thực.

Theo ông Phạm Văn Long – Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, khoảng chục năm gần đây, huyện đã chọn cây cam và cây mía tím làm cây chủ lực của huyện. So với cây mía tím, cây cam có giá cao hơn rất nhiều, nên diện tích ngày càng tăng lên. “Để tránh việc phát triển ồ ạt, huyện đã chỉ đạo Phòng NNPTNT tập huấn, hướng dẫn và khoanh vùng cho người dân, tránh tình trạng trồng tràn lan dẫn đến kém chất lượng, kém hiệu quả”- ông Long nói. Cũng nhờ cây cam, những năm gần đây thị trấn Cao Phong luôn có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện, nhiều hộ đã mua được xe ô tô loại sang như Camry, Inova, Fortuner…

Ông Tạ Đình Đào, một trong những hộ mua được xe ô tô nhờ cây cam, phấn khởi cho hay, vụ cam năm ngoái, ông trúng đậm vì cam được mùa, được giá, đã bỏ ra 1,3 tỷ đồng mua xe Camry 2.4 làm phương tiện đi lại. “Nói thế thôi, mình già cả rồi con cái đi lại là chính, nhưng có đi đâu xa con cháu nó chở đi cũng tiện. Được mùa, được giá như vụ cam năm nay, nhiều hộ mua ô tô không khó, có hộ còn mua được hai cái đấy chứ”- ông Phong tự tin nói.

Mặc dù chỉ có 6.000m2, trồng hơn 300 gốc cam Canh và 300 gốc cam Cao Phong, nhưng bà Nguyễn Thị Thanh, ở khu 1, thị trấn Cao Phong vụ này cúng tính thu được hơn 500 triệu đồng. Bà Thanh cho biết, trung bình mỗi cây đạt khoảng 80 – 130kg quả, với giá cam hiện nay đạt doanh thu khoảng 500 triệu đồng. Nếu mua ô tô loại vừa thì vẫn còn dư tiền ấy chứ!”.


Có thể bạn quan tâm

Khai thác thủy sản xa bờ cần nâng cấp hầm bảo quản cá Khai thác thủy sản xa bờ cần nâng cấp hầm bảo quản cá

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuyến biển, nhiều ngư dân rất cần nâng cấp hầm bảo quản trên tàu cá để giảm tổn thất sau khai thác, tuy nhiên chi phí nâng cấp hầm bảo quản khá lớn.

22/09/2015
Nuôi lươn không bùn một hướng làm ăn mới ở Quảng Yên Quảng Ninh Nuôi lươn không bùn một hướng làm ăn mới ở Quảng Yên Quảng Ninh

Lươn là loài da trơn sống gắn liền với bùn đất. Thế nhưng thời gian gần đây, một số hộ nông dân ở xã Liên Hoà đã tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng không có bùn. Đây là một mô hình kinh tế nhằm giúp nông dân tăng thu nhập gia đình...

22/09/2015
Mỗi ngày, An Giang xuất 200 tấn cá nuôi sang Campuchia Mỗi ngày, An Giang xuất 200 tấn cá nuôi sang Campuchia

Theo các thương lái mua bán thủy sản khu vực biên giới tỉnh, bình quân mỗi ngày có trên 200 tấn cá nuôi ở An Giang được xuất qua cửa khẩu, tiêu thụ tại thị trường Campuchia, tăng gấp đôi so năm 2014.

22/09/2015
Cá nuôi trên sông Cu Đê chết trắng sau bão Cá nuôi trên sông Cu Đê chết trắng sau bão

Mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê để tiêu hủy.

22/09/2015
Ngư dân trúng đậm mùa cá hố Ngư dân trúng đậm mùa cá hố

Những ngày này, Cảng cá Vĩnh Lương, TP. Nha Trang luôn tấp nập các ghe giã đánh bắt xa bờ cập bến. Năm nay, ngư dân trúng mùa cá hố, bình quân mỗi ghe đánh bắt được khoảng 40 tấn.

22/09/2015