Trồng cà tím phủ sắc cho vườn rau vào đông

Cà tím là một loại rau ăn thông dụng được trồng để lấy quả có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống.
Chỉ mất khoảng 50 ngày kể từ lúc gieo hạt là bạn đã có thể thu hoạch được những trái cà tím này.
Cà tím không quá khó trồng nhưng chúng luôn đòi hỏi một số yêu cầu cơ bản mà người làm vườn cần nắm được như: đất trồng tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước; vun xới đất để tạo độ thông thoáng; tưới từ 1-2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều muộn.
Đặc biệt, nguồn nước để tưới cho cà cần sạch sẽ và không bị lẫn tạp chất; nên bón các loại phân chuồng hoại mục hoặc phân hữu cơ cho cây vào những thời điểm quan trọng để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Bước 1. Tách và gieo ươm hạt
Chọn những quả cà tím lớn đều, dài và không sâu bệnh để làm giống.
Khi bổ quả ra lấy hạt cần tách phần thịt quả chứa hạt cà vào một cái khay và đổ ngập nước.
Ngâm chúng trong vòng một vài tiếng cho phần thịt quả nở bung ra. Dùng vợt lưới lọc bỏ phần nổi bên trên, những hạt quả nặng hơn sẽ chìm xuống dưới.
Do hạt cà tím có vỏ gỗ cứng, tương đối dày nên trước khi gieo phải ngâm nước 24-30 giờ.
Vớt ra ngâm tiếp trong nước ấm 50 độ C (2 sôi, 3 lạnh, vừa để diệt nấm bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nẩy mầm) trong 1 giờ.
Ủ trong vải ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo, cần tưới giữ ẩm cho đất.
Khi cây con có 5-6 lá thật, cao 6-8cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.
Bước 2. Làm đất, bón lót
Chọn các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước. Bón các loại phân bón để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cây.
Bước 3. Chăm sóc
Cà tím ưa nước, vì vậy thời gian đầu cần phải tưới nước hàng ngày.
Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả.
Không để mặt chậu bị khô, thiếu nước cà sẽ kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ.
Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ bớt các cành nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng.
Khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì bấm ngọn, hãm cành, hạn chế chiều cao để cho cà ra nhiều cành nhánh quả, nên cắt tỉa vào những ngày nắng ráo, cuối buổi chiều.
Khi cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho cà khỏi đổ.
Chỉ sau hơn 1 tháng trồng cây bắt đầu ra hoa và sau 2 tháng cho thu hoạch.
Thời gian thu hoạch kéo dài 4 đến 5 tháng, nếu chăm sóc tốt có thể kéo dài 7 đến 8 tháng.
Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời.
Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa chấm, nhện đỏ, rệp...
Dùng các loại thuốc trừ sâu như trong danh mục cho phép để phun trừ.
Tránh để bị úng ngập nhằm tránh các bệnh hại do nấm và vi khuẩn như lở cổ rễ, thối gốc,...
Bước 4. Thu hoạch
Khi vỏ quả cà căng đều, chuyển dần sang tím nhạt là thu hoạch được.
Thu hái khi quả đã lớn đẫy, căng đều, vỏ bắt đầu chuyển từ màu tím sang tím nhạt. Cách 2-3 ngày thu chọn một lần, không để cà quá già sẽ kém chất lượng.
Với nhiều chất dinh dưỡng, cà tím có thể được dùng để chế biến thành đa dạng món ăn trong các bữa ăn hàng ngày như cà tím nấu đậu, cà tím kẹp thịt rán, cà tím xào chuối đậu, cà tím nhồi thịt nướng,...
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu thành công quy trình lên men tỏi tươi thành tỏi đen từ tỏi Lý Sơn của Học viện Quân y hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho cây tỏi nổi tiếng ở vùng đảo này.

Vào thời điểm này, nông dân trong tỉnh Bạc Liêu đã thu hoạch xong vụ lúa đông xuân và làm vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ vụ hè thu 2014. Để vụ lúa hè thu đạt hiệu quả cao, Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xuống giống đúng lịch thời vụ, né rầy…

Mùa thu hoạch điều năm nay, đi qua những vườn điều lâu năm ở các xã, thị trấn trong huyện Hàm Tân (Bình Thuận) cảm thấy vắng vẻ vô cùng, bởi một mùa điều gần như mất trắng.

Thời điểm này, người trồng chè ở huyện Thanh Chương, Con Cuông, Anh Sơn (Nghệ An) đang vào mùa thu hoạch trong niềm phấn khởi. nụ cười người trồng chè ánh lên trên mỗi khuôn mặt, bởi chè búp tươi hiện nay được giá, tăng cao hơn nhiều so với năm trước...

Mới đây, tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư cùng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết mô hình (MH) trồng lúa trên ruộng nhiễm phèn, mặn. MH thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013-2014, diện tích 1 ha, 10 hộ tham gia, gieo sạ giống lúa OM 5953 là giống lúa có khả năng chịu điều kiện ruộng phèn, mặn.