Trồng Cà Tím Nhật Bản Hướng Phát Triển Trong Công Tác Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Những năm trở lại đây, giống Cà tím Nhật đang được nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm làm ra có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ nhanh, ngoài ra còn xuất khẩu sang Nhật.
Cây cà tím Nhật là giống cây trồng mới nhưng kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng không khó so với nhiều cây ngắn ngày khác.
Gia đình anh Trúc Văn Sử ở thôn Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng trồng 2000m2 cà tím Nhật, hiện đang thu hoạch ở tháng thứ 4, ngày nào cây cà cũng cho thu quả, cỡ quả thu hoạch 20-30gram/quả, một tháng gia đình anh thu hoạch được 1,2 tấn, với giá bán là 9.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư thu nhập bình quân là 9 triệu đồng/tháng.
Trồng cà tím Nhật chi phí đầu tư thấp, một sào trồng 1.300 cây, tiền cây giống và phân bón khoảng 4,4 triệu đồng đồng/vụ/1 sào. Trước kia gia đình anh Sử trồng rau xà lách thu nhập được 4 triệu đồng/sào, thấy hiệu quả kinh tế không cao, giá cả bấp bênh nên gia đình anh quyết định chuyển sang trồng cà tím Nhật hợp đồng với Công ty tư nhân bao tiêu sản phẩm.
Anh Sử cho biết: “Cả thôn Đarahoa trồng được 3 ha, chúng tôi được Công ty phát triển kinh tế Duyên Hải ở Tp. Hồ Chí Minh đặt hàng và bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật. Công ty cung cấp giống với giá là 1.300 đồng/cây, khi thu hoạch cà bán cho Công ty, Công ty sẽ trừ dần tiền giống, chúng tôi bỏ công chăm sóc và đầu tư nên sản phẩm làm ra không sợ bị ế ẩm hay rớt giá”.
Kỹ thuật trồng cà tím Nhật cũng đơn giản, cần phải bón vôi bột để xử lý đất và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong đất. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại rồi lên luống chỉ sau 20 ngày trồng, cà bắt đầu ra hoa và 40 ngày thì cho thu hoạch. Cà tím Nhật nếu được chăm sóc tốt thì thời gian cho thu hoạch đến 6 tháng, năng suất lên đến 40 tấn/ha.
Cây cà tím Nhật là một trong cây trồng trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, đây là hướng đi phù hợp với định hướng phát triển của ngành nông nghiệp là liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện tìm đầu ra cho hạt gạo đang chồng chất khó khăn. Mà nóng nhất là nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu sớm trong buồn bã khi giá lúa rớt thê thảm. Đã đến lúc nhìn lại những cái lợi, cái hại của quá trình sản xuất lúa 3 vụ/năm.

Theo ông Tủi, nuôi bò theo quy trình VietGAP đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại... và sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đạt tiêu chuẩn. Được biết đàn bò sữa trên địa bàn hiện có khoảng 100.000 con, trong đó riêng Củ Chi chiếm hơn 65.000 con.

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…

Với gần 46 ngàn hécta, Đồng Nai đứng trong tốp đầu các tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn nhất khu vực phía Nam với nhiều loại trái ngon, như: chôm chôm, mít, xoài, sầu riêng, thanh long ruột đỏ... Đây đều là những trái cây có tiềm năng xuất khẩu lớn.